Hội thảo quốc tế: Đào tạo - hội nhập và phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/9/2019 | 11:12:18 Sáng

Sáng 16/9/2019, Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Đào tạo - Hội nhập và phát triển bền vững” (ICACE 2019). Đây là một sự kiện quan trọng nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (1969 - 2019).

Ông Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo


Tham dự hội thảo có lãnh đạo Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng, đại học Kiến Trúc Hà Nội, một số hội nghề nghiệp, các đại biểu quốc tế đến từ Jica - Nhật Bản, Đại học Xây dựng Quốc gia CHLB Nga… PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - Phó Chủ tịch, tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam cũng tham dự và có bài tham luận tại hội thảo. 

Đây cũng là bước khởi đầu cho các hoạt động khoa học công nghệ mang tính chất quốc tế và định kỳ của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 

Sau phiên toàn thể với chủ đề chung "Đào tạo - hội nhập và phát triển bền vững”, Hội thảo đã được tổ chức thành 4 tiểu ban:

Tiểu ban 1: "Kiến trúc, Qui hoạch Đô thị và Nông thôn”  
Tiểu ban 2: "Vật liệu, kết cấu, công nghệ xây dựng và kiểm định công trình 2019”
Tiểu ban 3: "Hệ thống Hạ tầng Kỹ thuật và Môi trường Đô thị - Xu thế phát triển bền vững cho các đô thị tương lai”
Tiểu ban 4: "Kinh tế và quản lý phát triển đô thị ”
 

 

Với hơn 60 bài phát biểu ý kiến, tham luận được trình bày tại Hội thảo ở tất cả các tiểu ban, ICACE 2019 đã tạo nên một diễn đàn trao đổi giữa các nhà khoa học Việt Nam và thế giới chia sẻ  kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng.

Hà Thắm
  •  
Các tin khác

Biến đổi khí hậu hiện nay đang làm gia tăng các áp lực tới các hệ sinh thái của đất ngập nước. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phục hồi đất ngập nước để tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Mỹ và giáo sư Minha Choi tại Trường Kỹ thuật dân dụng, kiến trúc và Hệ thống môi trường, Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc) đã tìm ra mối tương quan giữa hạn chớp nhoáng và El Niño tại Việt Nam.

Các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN, Viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã hợp tác nghiên cứu và tìm ra phương pháp mới để thăm dò và dự báo tiềm năng nước ngầm.

Thông qua việc thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bể sinh học có giá thể di động (MBBR) trong xử lý sinh học kỵ khí nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp”, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã xây dựng được quy trình công nghệ xử lý sinh học kỵ khí nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp, có ứng dụng công nghệ MBBR, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý sinh học kỵ khí tại nhà máy giấy.