Công nghệ mới

‘Thủ phủ’ xoài cát ở Bình Định là vùng đất cát trắng, mạch nước ngầm yếu, từ khi áp dụng tưới tiết kiệm, nguồn nước tưới không còn đáng lo.
Với mong muốn đối phó với đại dịch, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất tại Ý đã giới thiệu vật liệu nội thất kháng khuẩn mới ứng dụng công nghệ hiện đại mang đến cho con người cảm thấy an toàn tuyệt đối bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Hệ thống tưới nước sạch tiết kiệm bằng van xoay đã góp phần tiết kiệm công lao động, tăng năng suất cho người trồng chè ở Đại Từ (Thái Nguyên).
Nhóm chuyên gia tại Đại học Công nghệ Dresden và công ty kiến trúc Henn đang phát triển tòa nhà bê tông đầu tiên trên Thế giới làm bằng bê tông carbon, Interesting Engineering, ngày 13/8 đưa tin. Họ đã sử dụng phương pháp mới để gia cố bê tông bằng sợi carbon thay vì các thanh thép. Công trình được xây dựng theo dự án do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức tài trợ.
Việc khai thác và sử dụng photpho quá mức đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo này trong tương lai cũng như gây ra nhiễm bẩn các thủy vực nước ngọt và các đại dương. Trong khi đó, các loại phế phụ phẩm từ nông nghiệp, vật mang photpho và có khả năng gây thất thoát photpho nhiều nhất, hoặc được mang khỏi hệ thống nông nghiệp, hoặc được đốt bỏ tại chỗ, gây nên ô nhiễm môi trường cục bộ. Nghiên cứu này tập trung vào việc tái sử dụng rơm rạ và trấu vào việc xử lý và thu hồi photpho ở dạng photphat trong môi trường nước, góp phần giảm tình trạng ô nhiễm không khí do đốt rơm rạ tại đồng và quay vòng một phần photpho vào chu trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và giảm gánh nặng khai thác photpho tự nhiên, góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xử lý photphat của than hoạt tính làm từ rơm là 93,53% và từ trấu là 96,35%; hệ số thu hồi photphat đạt 0,74g PO43-/g than từ rơm và 0,68g PO43-/g than từ trấu.
Những vật liệu xanh, trong đó có gạch không nung, vừa góp phần kiến tạo nên những công trình kiến trúc xanh thân thiện với môi trường, lại vừa mang đến những lợi ích thiết thực.
Công nghệ lấy nước từ không khí của các kỹ sư Tây Ban Nha sẽ giúp người dân các vùng khô cằn thoát khỏi cơn khát.
Các electron từ một giọt sodium và potassium đã chuyển nước thành một vật liệu kim loại có thể dẫn điện.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bar-Ilan, Israel đã phát triển một công nghệ có khả năng biến nước máy thành chất khử trùng an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường, có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus, bao gồm cả virus thuộc họ coronavirus.
Sự ra đời của công nghệ đập trụ đỡ và đập sà lan đã giúp tiết kiệm ngân sách hàng nghìn tỉ đồng. Cha đẻ của hai công nghệ đột phá này là GS.TS. Trương Đình Dụ, người được coi là "Sơn Tinh" của ngành thủy lợi.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển loại nhựa dễ phân hủy phù hợp dùng trong các thiết bị điện tử, tách biệt với ánh nắng và oxy.
Các nhà khoa học ở Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã kết hợp các phế thải, phụ phẩm của ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long như rơm, rạ, trấu, mùn dừa… với các vật liệu khác để chế tạo ra các vật liệu có tác dụng phòng chống xói lở, bồi lắng sông, rạch.
Cùng với các vật liệu 2 chiều như: graphene, silicene, phosphorene, germanene, borophene…, beryllonitrene là vật liệu 2 chiều mới nhất vừa được công bố trên Tạp chí Physical Review Letters (Mỹ), hứa hẹn mang lại nhiều giá trị ứng dụng cho các ngành sản xuất công nghiệp như chế tạo máy tính hiệu suất cao, thiết bị mã hóa thông tin, sản xuất linh kiện bán dẫn, pin năng lượng, vật liệu siêu bền phục vụ công nghiệp chế tạo vệ tinh, máy bay, xe hơi...
Chất thải y tế có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và môi trường nếu không được loại bỏ các đặc tính nguy hiểm như lây nhiễm, truyền bệnh. Thông qua việc thực hiện một nhiệm vụ khoa học cấp bộ, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành hệ thống xử lý rác thải y tế bằng phương pháp hấp nhiệt ướt, năng suất 4.000-4.500 kg rác/ngày. Thành công này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường mà còn khẳng định năng lực của đội ngũ các nhà khoa học trong nước trong việc chế tạo các thiết bị phục vụ việc xử lý rác thải y tế.
Để giúp người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long kịp thời ứng phó, phòng chống hạn mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu được dự báo với tần suất thường xuyên, mức độ nghiêm trọng và khốc liệt hơn thời gian tới, Nhà máy nước Nhị Thành (Long An) đã kết hợp với Trường đại học Thủy lợi miền Nam phát triển phần mềm dự báo mức độ xâm nhập mặn trên sông Mê Công.

VIDEO