An ninh nguồn nước

Theo thông báo của Ủy hội sông Mekong (MRC), mực nước trên sông Mekong vào mùa khô thấp nên đã khiến mực nước trên Biển Hồ (Tonle Sap) tại Campuchia sụt giảm, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng sinh thái, sản xuất nông nghiệp, cũng như đời sống của người dân Campuchia.
COVID-19 đã nêu bật nhu cầu cấp thiết để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận với vệ sinh tay tốt. Khi đại dịch bùng phát, cứ 10 người trên thế giới thì có 3 người không thể rửa tay bằng xà phòng với nước ở nhà.
Là một trong những quốc gia hứng chịu tác động bất lợi lớn nhất từ biến đổi khí hậu (BÐKH) và nước biển dâng, Việt Nam đang phải đối diện nhiều thách thức đe dọa an ninh nguồn nước. Thể chế hóa quản lý nguồn nước, xây dựng quy hoạch sử dụng nước, đi đôi với thu hút đầu tư cho hạ tầng thủy lợi... là những giải pháp quan trọng để chúng ta xoay chuyển tình thế trước khi nhiều vùng miền trở thành “đất chết”.
Đầu tháng 2-2021, các ảnh vệ tinh từ cơ quan vũ trụ Thái Lan cho thấy nước sông Mekong đã chuyển sang màu lam tuyệt đẹp. Tuy nhiên, theo chuyên gia Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, đó lại là một vấn đề nghiêm trọng vì một dòng sông màu lam không phải là một dòng sông khỏe mạnh.
Thời gian gần đây, tại sông Con đoạn qua xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cụ thể bắt đầu từ ngày 18.3 xảy ra sự việc cá chết hàng loạt, nổi trắng. Đây là lần đầu tiên người dân chứng kiến sự việc này xảy ra trên sông Con. Hiện tình trạng này vẫn diễn ra ở hạ lưu xã Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Tân Long. Loại cá chết chủ yếu là cá da trơn sống ở tầng đáy của sông.
Tình hình mặn xâm nhập vào địa bàn tỉnh Hậu Giang diễn biến nhanh với độ mặn tăng cao, từ 2 đến hơn 11‰, nhất là tại cống Hóc Pó, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ độ mặn lên đến gần 12‰.
Ngày 14/3 hàng năm là Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông. Đây là dịp để hàng nghìn trên thế giới lên tiếng và chung tay hành động, đấu tranh để bảo vệ các dòng sông, nơi được xem là khởi nguồn của các nền văn minh nhân loại.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020-2021 sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020.
rước tình trạng sạt lở bờ biển đe dọa cuộc sống của gần 100 hộ dân tại thôn Phước Thiện và An Cường, xã Bình Hải (Bình Sơn), UBND tỉnh đã có Quyết định giao kinh phí từ nguồn Trung ương hỗ trợ để thực hiện dự án Kè chống sạt lở bờ biển tại khu vực này.
Khả năng độ mặn cao nhất năm xuất hiện vào đợt triều cường tháng 3 và đầu tháng 4 tới ở mức tương đương năm 2016.
Theo thông báo của Bộ NN&PTNT, đợt 3 lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2021 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã được điều chỉnh giảm 2 ngày; dự kiến sẽ kết thúc trước 24h ngày 25/2.
Tài nguyên nước đảm bảo duy trì cuộc sống của con người và vạn vật trên Trái đất. Tuy nhiên, tài nguyên nước ở nước ta lại đứng trước nhiều thách thức. An ninh nguồn nước hiện đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội hết sức quan tâm. Nhân dịp xuân Tân Sửu 2021, phóng viên Báo Tài nguyên & Môi trường có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Văn Đản, Chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước xung quanh về vấn đề này.
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, mặn xâm nhập vào nhiều địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngay những ngày Tết Tân Sửu. Vì vậy, nhiều nơi đã lên phương án chủ động phòng, chống để không ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt.
Bộ Khí tượng và tài nguyên nước Campuchia kêu gọi người dân nước này sử dụng tiết kiệm nước để đảm bảo nhu cầu sử dụng.
Nước từ thượng nguồn đổ về khiến tuyến đê sông Bưởi bị sạt lở hơn 50 m, sâu 20 m, đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.

VIDEO