Cấp nước

Sau khi kiểm tra tình hình thực tế nguồn nước trên địa bàn TP ĐôngHà, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đã phát lệnh mở van cống xả điều tiết nước từ kênh chính hồ Ái Tử xuống sông Vĩnh Phước để bổ sung nguồn nước cho trạm bơm, phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Nắng nóng vẫn đang ở đỉnh điểm, các mạch nước ngầm dần khô kiệt, tình hình nước sinh hoạt ở nông thôn càng trở nên căng thẳng hơn. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) tỉnh hiện đang thực hiện linh hoạt các giải pháp cấp nước; thường xuyên kiểm tra, kịp thời khắc phục các sự cố về đường ống, nạo vét giếng... để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.
Sống cạnh nhà máy nước sạch, nhưng nhiều năm qua, hàng nghìn hộ dân ở xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) phải sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Để “cầm hơi”, hàng ngày người dân phải qua các khu vực lân cận mua nước về sử dụng.
Với mục tiêu đến hết năm 2020, 100% người dân Thủ đô được sử dụng nước sạch, thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thi công, xây dựng hệ thống cấp nước sạch tới khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hiện nhiều dự án cấp nước sạch triển khai bị chậm tiến độ, nếu không có các giải pháp tháo gỡ thì khó đạt được mục tiêu đề ra.
Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên tiền thân là Nhà máy nước Thái Nguyên thành lập năm 1962 và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần ngày 01/01/2010.
Với nỗ lực của Hà Nội, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch trên địa bàn đang dần tăng.
Phấn đấu hết năm 2020, tổng doanh thu đạt 161 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 10 triệu đồng/người/tháng. Đó là một trong những định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc năm 2020 được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức ngày 25/6.
Nhiều công trình cấp nước tập trung chưa được đầu tư nâng công suất, mở rộng mạng lưới đường ống nên không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
Đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng trạm bơm, kênh tưới phục vụ sản xuất cho 60ha ruộng nhưng dự kiến 3 năm sẽ hoàn thành, công trình đến nay vẫn dang dở.
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam đã nhận được văn bản số 58/KTXD-ĐMĐG ngày 28 tháng 2 năm 2020 của Cục Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng về việc góp ý sửa đổi Thông tư số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT (về hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn) cùng với văn bản số 1640/BTC-QLG ngày 18 tháng 2 năm 2020 của Bộ Tài chính gửi kèm về xây dựng thông tư thay thế thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT (gọi tắt là Thông tư 75).
Đáp ứng nguyện vọng của cử tri, nhân dân được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, thời gian qua, Công ty CP nước sạch Quảng Ninh đã đầu tư, mở rộng mạng lưới cấp nước đến tận các vùng sâu, vùng xa, điều kiện cấp nước khó khăn. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, đấu nối, người dân lại không mặn mà với nước sạch. Tỷ lệ sử dụng nước thấp hơn so với mục tiêu ban đầu, gây lãng phí hạ tầng đầu tư.
Gọi điện đến Đường dây nóng Báo ANTĐ, một số người dân hiện sống tại Chung cư Thống Nhất Complex 82 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội phản ánh, do không đồng tình với mức thu phí dịch vụ, cách đo diện tích căn hộ...của chủ đầu tư, cư dân đã nhiều lần kiến nghị về các vấn đề này nhưng không được giải quyết. Căng thẳng hơn, trong những ngày cao điểm nắng nóng, hàng chục gia đình đã bị Ban quản lý thẳng tay cắt nước sinh hoạt.
Ngày 23-6, UBND huyện Cam Lâm có tờ trình gửi UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Cam Tân.
Nhằm xử lý dứt điểm tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở các xã vùng hạ của hai huyện Cần Đước, Cần Giuộc, tỉnh Long An đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp quan trọng và mang lại hiệu quả tích cực.
"Nước rất cần thiết cho sự sống của con người, nhưng nguồn nước không phải vô tận. Do đó, chúng ta cần biết cách bảo vệ nguồn nước của chính mình", Ông Đỗ Thanh Hải – Chủ tịch HĐQT Công ty CP cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc nói.

VIDEO