Chàng sinh viên tạo ra "gỗ" từ phế phẩm của trà kombucha, hứa hẹn giải cứu mảng xanh của hành tinh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/9/2021 | 10:03:29 Sáng

James Dyson Award là giải thưởng sáng tạo dành cho sinh viên quốc tế, thách thức những người trẻ tuổi "thiết kế thứ gì đó giải quyết được vấn đề".

Người chiến thắng năm 2021 tại Mỹ là Gabe Tavas, 21 tuổi. Chàng sinh viên tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign,này đã tạo ra gỗ mà không phải chặt cây. Anh đã sáng lập công ty Symmetry và phát minh ra Pyrus: một vật liệu giống như gỗ, không chứa xăng dầu, được sản xuất với chất thải cellulose từ trà kombucha.
"Bằng cách thay thế gỗ, Pyrus có thể giúp cứu lấy cây để chúng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho năng lượng xanh”, Tavas nói.
Chang_sinh_vien_tao_ra_go_tu_phe_pham_cua_tra_kombucha_hua_hen_giai_cuu_mang_xanh_cua_hanh_tinh-1Gabe Tavas và sản phẩm của anh.
"Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn về các vấn đề như phá rừng, và sau đó tôi nhận ra rằng gỗ chủ yếu được cấu tạo từ cellulose", anh nói.
Mỗi thanh gỗ đều có hai thành phần thiết yếu: cellulose, là chất cung cấp hình dạng và khuôn khổ cơ bản; và lignin, đóng vai trò như một chất keo cho tất cả các thành phần khác.
Một số công ty kombucha sử dụng vi sinh vật tạo ra các lớp cellulose kết dính bên trên chất lỏng. Một lớp cellulose sẽ chứa đầy vi khuẩn nhầy phát triển bên trên kombucha khi ủ và lớp này thường được vứt đi. 
Chang_sinh_vien_tao_ra_go_tu_phe_pham_cua_tra_kombucha_hua_hen_giai_cuu_mang_xanh_cua_hanh_tinh-2Những tấm cellulose sau đó được trộn để có độ đặc đồng đều, rồi được nhúng vào một loại gel.
Để tạo ra Pyrus, Symmetry đã kết hợp với hội doanh nghiệp The Plant để được cung cấp hơn 100kg phế phẩm từ kombucha, những tấm cellulose sau đó được trộn để có độ đặc đồng đều và sau đó được nhúng vào một loại gel. Khi gel khô đi, nó cứng lại và được đặt dưới một máy ép cơ học để tạo thành một tấm vật liệu giống như gỗ phẳng. Vật liệu này sau đó có thể được chà nhám, cắt và phủ nhựa resin, giống như các vật liệu gỗ từ thân cây.
Chang_sinh_vien_tao_ra_go_tu_phe_pham_cua_tra_kombucha_hua_hen_giai_cuu_mang_xanh_cua_hanh_tinh-3
Khi gel khô đi, nó cứng lại, tạo thành một tấm vật liệu giống như gỗ phẳng.
"Cây cối sử dụng cellulose để tạo ra các cấu trúc cơ bản của chúng, vậy nếu chúng ta lấy thành phần đó từ vi khuẩn thì sao?”, Tavas tự hỏi và đi tìm câu trả lời.
Trong khi có một số công ty tạo ra vật liệu thay thế gỗ, nhiều công ty đang sử dụng mùn cưa. Sử dụng mùn cưa vẫn phải chặt cây, và nó cũng gây ra những nguy cơ sức khỏe cho những người tiếp xúc quá nhiều với nó.
Trái lại, Pyrus sử dụng phần thừa từ kombucha, vừa thân thiện với môi trường vừa là vật liệu bền vững, để tạo ra cellulose. Mục tiêu cuối cùng của Pyrus là thay thế các sản phẩm gỗ đắt tiền và đẹp mắt hiện đang là nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng rất lớn.
Mục tiêu cuối cùng của Pyrus là thay thế các sản phẩm gỗ đắt tiền.
Trong năm qua, Tavas đã sản xuất 74 mẫu gỗ Pyrus với nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau. Pyrus đã được thử nghiệm trong xuất để có sự hướng dẫn và phản hồi từ những người thợ làm đồ gỗ chuyên nghiệp. 
Chang_sinh_vien_tao_ra_go_tu_phe_pham_cua_tra_kombucha_hua_hen_giai_cuu_mang_xanh_cua_hanh_tinh-4Tavas đã sản xuất 74 mẫu gỗ Pyrus với nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau.
Giải thưởng James Dyson Mỹ giúp Tavas có 2.600 USD tiền thưởng. Anh dự định sử dụng số tiền này để mở rộng cơ sở sản xuất và phát triển quy trình in 3D.
Cuối cùng, Tavas muốn Pyrus được sản xuất thành nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và có khả năng thương mại.
Pyrus sẽ tiến lên sân khấu Giải thưởng James Dyson quốc tế. Danh sách sẽ được công bố vào ngày 13 tháng 10 và những người chiến thắng quốc tế sẽ được công bố vào ngày 17 tháng 11. Nhà phát minh và doanh nhân người Anh, Ngài James Dyson sẽ đích thân chọn ra người chiến thắng giải quốc tế.

Nguồn Pháp luật & bạn đọc

  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.