Học hỏi kinh nghiệm của Phần Lan trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
- Cập nhật: Thứ tư, 7/8/2019 | 1:54:54 Chiều
Ngày 6/8/2019, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng (Hà Nội), Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Diễn đàn nước Phần Lan (FWF) đã phối hợp tổ chức Lớp tập huấn ”Quản lý nguồn nước để cung cấp nước sạch”. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Phát triển ngành Nước và Vệ sinh tại Việt Nam thông qua các quan hệ hợp tác mới”.
Các vấn đề liên quan đến việc quản lý nguồn nước đã được các đại biểu thảo luận, trao đổi rất sôi nổi: Thực trạng, nguyên nhân, thách thức về ô nhiễm các dòng sông, đề xuất giải pháp quản lý; Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước hồ tại đô thị; Những cơ hội cho quản lý nước bền vững; Tầm quan trọng của địa chất trong quản lý nước bền vững; Quản lý và một số giải pháp bổ cập nước ngầm, đảm bảo an ninh nước; Kinh nghiệm quản lý và bảo vệ nguồn nước có sự tham gia của cộng đồng…
Lớp tập huấn kêt thúc vào trưa ngày 7/8 với những đánh giá tích cực của các đại biểu tham dự về nội dung tập huấn cũng như khâu tổ chức. Đặc biệt, đại diện lãnh đạo VWSA và FWF đã tham dự và theo dõi trong suốt quá trình lớp tập huấn diễn ra để kịp thời nắm bắt và giải đáp các câu hỏi thắc mắc cũng như những nguyện vọng của doanh nghiệp.
Cũng nhân hoạt động hợp tác lần này giữa VWSA và FWF, hai Hội đã tổ chức buổi trao đổi hợp tác, giao lưu kết nối giữa doanh nghiệp 2 ngành nước Việt Nam và Phần Lan với sự tham gia của đại diện lãnh đạo VWSA, FWF và các công ty:
Công ty CP Cấp nước Sóc Trăng
Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế
Công ty CP Thiết bị xử lý nước SETFIL
Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội
Cơ quan Khảo sát địa chất Phần Lan
Công ty nước vùng Turku (Phần Lan)
Một số hình ảnh nổi bật tại Lớp tập huấn:
Bài, ảnh: Hà Thắm
Các tin khác

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội thảo Kết nối lưới - quản lý vận hành và các khía cạnh kỹ thuật trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi được tổ chức tại Hà Nội ngày 1/6 vừa qua.

Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt lên đến 15 năm tù. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà người có hành vi vi hủy hoại rừng có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Truyền thuyết kể rằng, đảo Miếu Loan ở đông nam Trung Quốc được thần biển phù hộ, nước ngọt luôn dồi dào không bao giờ hết.

Diện tích của 53% số hồ nước ngọt lớn nhất thế giới đang có xu hướng bị thu hẹp và chúng lưu trữ ít nước hơn so với ba thập kỷ trước đây. Nguyên nhân chính là do khí hậu nóng lên và thói quen tiêu dùng không bền vững của con người.