Hang Sơn Đoòng đứng đầu 10 hang động kỳ vĩ nhất hành tinh

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/10/2022 | 4:46:00 Chiều

Trang du lịch Wonderslist vừa công bố 10 hang động tự nhiên kỳ vĩ nhất thế giới, trong đó hang Sơn Đoòng (thuộc Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam) đứng đầu danh sách này.

Theo đó, trang du lịch Wonderslist nêu, hang Sơn Đoòng của Việt Nam được giới thiệu là hang động lớn nhất thế giới, hình thành trên một đoạn đứt gãy của dãy Trường Sơn và bị dòng nước ngầm ăn mòn qua hàng triệu năm, tạo thành đường hầm khổng lồ bên dưới lớp núi đá vôi.
tm-img-alt
Vẻ đẹp hang Sơn Đoòng. Ảnh: Tư liệu

Wonderslist công bố 9 hang động xếp sau Sơn Đoòng gồm: động băng Ice Cave gần núi lửa Mutnovsky (Nga), các hang động ở Algarve (Bồ Đào Nha), hang động đá cẩm thạch Marble Caves (Chile - Argentina), hẻm núi Linh Dương Antelope Canyon (Tây Nam Hoa Kỳ), hang động Waitomo Glowworm (New Zealand), hang Cave of Swallows (Mexico), khu hang động Sonora (Texas, Hoa Kỳ), động Fingal (Scotland) và hang động Painted (California, Hoa Kỳ).

Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng được nhóm thám hiểm của Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BRCA) khảo sát vào năm 2009. Với phương pháp đo đạc và thông số đo đã được các nhà địa chất cao cấp của thế giới công nhận, hang Sơn Đoòng có thể tích là 38,5 triệu m3 là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.

Hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới và được tổ chức Guinness thế giới công nhận vào ngày 30-4-2013. Sau đó, chương trình Good Morning America của ABC của Hoa Kỳ truyền hình trực tiếp từ hang Sơn Đoòng trên toàn cầu năm 2015, từ đó hang Sơn Đoòng đã trở thành biểu tượng mới của du lịch Việt Nam.


Bình Minh



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.