Nhiều bất cập tại Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Trà Vinh
- Cập nhật: Thứ năm, 23/4/2020 | 3:49:52 Chiều
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đất đai, tài nguyên nước đối với Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
Thực hiện Quyết định của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh về việc thanh tra chấp hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước đối với công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
Ngày 7/2/2020, Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Trà Vinh đã ban hành kết luận thanh tra đối với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
Theo thông tin mà Pháp luật Plus có được, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Trà Vinh (gọi tắt là Trung tâm) được thành lập theo quyết định số 187/1998/QĐ-UBT ngày 12/3/1998 và Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của UBND tỉnh Trà Vinh.
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ Quyết định số 965/QĐ-SNN ngày 23/9/2016 của Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thì Trung tâm là đơn vị sự nghiệp tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động.
Nhiệm vụ chính của Trung tâm là quản lý, vận hành, khai thác các trạm cấp nước phụ vụ nhu cầu nước sạch sinh hoạt cho người dân trên địa bàn các huyện trong tỉnh.
92 trạm sử dụng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo nội dung kết luận Thanh tra của Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Trà Vinh trong lĩnh vực đất đai đối với Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Trà Vinh cho thấy, năm 2012-2013, UBND tỉnh có 21 Quyết định công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối vvowis 21 trạm cấp nước của Trung tâm 21 trạm và Trung tâm đã đươạc UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 Giấy chứng nhận cấp năm 2012, 20 Giấy chứng nhận cấp năm 2013).
Ngoài 21 trạm thuộc phạm vi thanh tra nêu trên, Trung tâm đang sử dụng đất tại 92 trạm nhưng chưa hoàn thành hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Dựa trên thực tế thanh, kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh đã có kết quả thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với Trung tâm.
Theo đó, bên cạnh những mặt làm được, Trung tâm còn có những tồn tại, vướng mắc như chậm thực hiện thủ tục chuyển hình thức sử dụng đất từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất, chưa chấp hành đúng thời gian theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
Hai trạm thuộc xã Tập Ngãi, xã Long Thới - huyện Tiều Cần chưa có sự thống nhất ranh giới với các hộ dân giáp cận và diện tích thực tế có thay đổi so với Giấy chứng nhận đã được cấp, nên chưa thể thực hiện thủ tục chuyền hình thức sử dụng đất từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất.
Khai thác nguồn nước vượt quá lưu lượng
Theo kết luận Thanh tra của Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Trà Vinh về lĩnh vực khai thác tài nguyên nước đối với Trung tâm như sau, về hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt, tổng giấy phép được cấp là 15. Trong phạm vi thanh tra, Đoàn thanh tra kiểm tra 03 công trình được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt: Nhà máy nước thị trấn Càng Long; Trạm cấp nước Đức Mỹ; Nhà máy nước xã Nhị Long Phú.
Đối với hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất, tổng giấy phép được cấp là 84. Trong phạm vi Thanh tra, Đoàn Thanh tra kiểm tra 04 vị trí công trình được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất tại huyện Châu Thành (ấp Đại Thôn, và ấp Hòa Hảo, xã Phước Hào; ấp Rạch Vồn, xã Hưng Mỹ, ấp Phú Lâm, xã Song Lộc).
Mục đích khai thác, sử dụng nước là cung cấp nước sinh hoạt cho phục vụ cho nhân dân vùng nông thôn.
Tổng lượng nước khai thác. Nước mặt: Theo giấy phép là: 3.120m3/ngày/3 trạm, thực tế khai thác là: 4.090m3/ngày/3 trạm.
Nước dưới đất: Theo giấy phép: 960m3/ngày/4 trạm, thực tế khai thác 1.8.38m3/ngày/4 trạm.
Dựa trên những số liệu về khai thác nguồn nước trên cho thấy Trung tâm đã khai thác nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép.
Theo kết luận, lý giải về việc khai thác nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép, Trung tâm giải trình rằng là do các nguyên nhân cụ thể như: Trong các năm do biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, một số khu vực do ảnh hưởng của thủy chiều xâm nhập mặn tăng cao. Do đời sống nhân dân nâng cao, lượng nước các hộ dân sử dụng nhiều; Các xã hoàn thành đạt tiêu chí nông thôn mới…. Vì vậy lưu lượng khai thác tăng cao, vượt quy định theo giấy phép.
Cũng theo kết luận, Trung tâm khai thác quá lưu lượng đưa ra là có lý do, nhưng theo quy định tại Điều 43 Luật Tài nguyên nước thì tổ chức, khai thác, sử dụng tài nguyên nước có nghĩa vụ: Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong quá trình khai thác, sử dụng Tài nguyên nước nhưng Trung tâm không báo cáo Sở tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc cấp mới giấy phép khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật.
Về hành vi này, theo kết luận thanh tra đây là hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép là hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, điều 8 Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày3 /42017 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Hình thức xử lý, xét hành vi khai thác tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép là những đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới và Trung tâm đã thực hiện khai báo,nộp thuế tài nguyên theo quy định nên chưa xử phạt Trung tâm và hành vi này.
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.