Sơn La: Cấp 21 giấy phép tài nguyên nước
- Cập nhật: Thứ hai, 4/5/2020 | 8:52:43 Chiều
Năm 2019, Sở TN&MT Sơn La đã tham mưu cho UBND tỉnh cấp 21 giấy phép tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Tình trạng khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan trái phép đã giảm đáng kể.
Cùng với đó, thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, trong năm qua, Sở TN&MT đã tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3603/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước (nội dung bảo vệ tài nguyên nước) từ năm 2015-2020, tầm nhìn 2030. Tham mưu với UBND tỉnh lập Dự án Điều tra, đánh giá khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh để quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất; đến nay, dự án đã hoàn thành, dự kiến trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý 2/2020.
Từ năm 2017 tới nay, tình hình ô nhiễm nguồn nước cấp cho sinh hoạt do sơ chế, chế biến nông sản, chăn nuôi, sản xuất ngày càng gia tăng, do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, nguồn nước được đặc biệt quan tâm.
Năm 2019, khu vực Trạm cấp nước Nà Sản (Mai Sơn) bị ô nhiễm do nước thải cà phê
Trước niên vụ cà phê 2019-2020, Sở TN&MT đã phối hợp với UBND thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn tổ chức 3 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, hướng dẫn xử lý chất thải cho các hộ sơ chế cà phê quy mô cụm xã. Đồng thời, phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện ban hành văn bản và phát hành 1.500 sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường với hoạt động sơ chế cà phê bằng phương pháp ướt quy mô hộ gia đình; tổ chức thu thập thông tin hộ gia đình sơ chế, chế biến cà phê bằng phương pháp ướt trên toàn tỉnh.
Việc lập và công bố Danh mục hồ ao không được san lấp trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành theo quy định. Theo đó, có 169 hồ, ao trên địa bàn 12 huyện, thành phố; 3 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với nguồn nước đã được xếp hạng không được san lấp, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước.
Việc thiết lập vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, đến tháng 2/2020, 64 nguồn nước có mục đích cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Chủ giấy phép đã tổ chức xác định phạm vi ranh giới và cắm mốc trên thực địa để bảo vệ nguồn nước.
Công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước được tăng cường. Trong năm 2019, đã tổ chức thanh, kiểm tra với 13 đơn vị; đã xử phạt vi phạm hành chính 10 đơn vị trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước; tổng tiền phạt 534,5.106 đồng.
Bên cạnh đó, Sở TN&MT đã giao Trung tâm Quan trắc TN&MT tiến hành quan trắc định kỳ và đột xuất các nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm trên địa bàn các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố, với tổng số 13 điểm quan trắc tại các nguồn nước chính, tần suất 2 lần/tháng. Kết quả quan trắc đã kịp thời phát hiện những bất thường về mức độ ô nhiễm nước để phân tích chất lượng nước, xác định phục vụ việc xử lý vi phạm và xác định nguyên nhân để đề xuất giải pháp quản lý phù hợp.
Thời gian tới, Sở TN&MT Sơn La sẽ duy trì công tác lấy mẫu, phân tích chất lượng tại các nguồn nước, tập trung tại thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn và Thuận Châu.
Thời gian tới, Sở TN&MT Sơn La sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước, đặc biệt là ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước, xả thải chưa qua xử lý vào nguồn nước. Rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ có hoạt động khai thác, sử dụng nước; xả nước thải vào nguồn nước thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước. Đơn vị cấp nước sạch có phương án dự phòng cấp nước khi xảy ra ô nhiễm nguồn nước cấp, trong mọi trường hợp phải đảm bảo cấp đủ nước đạt tiêu chuẩn cho đời sống nhân dân.
Duy trì công tác lấy mẫu, phân tích chất lượng tại các nguồn nước, tập trung tại thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn và Thuận Châu. Kịp thời phát hiện những bất thường về mức độ ô nhiễm nước để phân tích chất lượng nước, xác định nguyên nhân và có giải pháp xử lý.
Theo Báo TN&MT
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.