Điều tiết hồ thủy điện An Khê-Ka Nak phải đảm bảo nước cho hạ du
- Cập nhật: Thứ ba, 12/5/2020 | 10:31:38 Sáng
Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước cấp cho hạ du, từ nay đến ngày 15/6, vận hành điều tiết xả nước liên tục xuống hạ du sông Ba của hồ An Khê không nhỏ hơn 4 m3/s...
Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện nay mực nước hồ Ka Nak vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 493,26m (thấp hơn mực nước yêu cầu tối thiểu theo quy định là 4,24m; thấp hơn mực nước yêu cầu tối thiểu theo quy định tại Phụ lục III của Quy trình là 4,24m (thiếu hụt khoảng 30,24 triệu m3).
Dòng chảy đến hồ Ka Nak vẫn đang ở mức rất thấp (chỉ đạt khoảng hơn 1,3-2,5 m3/s).
Vì thế, để chủ động và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước cấp cho hạ du đập An Khê trong thời gian còn lại của mùa cạn năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất với đề nghị của Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak về việc hàng ngày vận hành điều tiết xả nước liên tục xuống hạ du sông Ba của hồ An Khê.
Cụ thể, từ nay đến ngày 15/6, vận hành điều tiết xả nước liên tục xuống hạ du sông Ba của hồ An Khê không nhỏ hơn 4 m3/s trong thời gian từ 6 giờ đến 19 giờ và không nhỏ hơn 2 m3/s trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak chỉ được phát điện xả nước về sông Kôn (Bình Định) khi mực nước hồ Ka Nak nằm trong hoặc cao hơn khoảng mực nước quy định tại phụ lục III của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba.
Trong quá trình vận hành, trường hợp phát sinh thêm nhu cầu sử dụng nước ở hạ du mà lượng nước xả nêu trên của hồ An Khê không đáp ứng đủ nhu cầu, thì hồ An Khê phải xả nước theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai.
Tượng tự, Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak thực hiện việc vận hành xả nước với thời gian và lưu lượng xả theo quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, đối với việc xả nước định kỳ hàng tháng của hồ An Khê về hạ du sông Ba.
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.