Yên Bái: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ tài nguyên nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/7/2020 | 10:19:37 Sáng

Song song với việc triển khai đưa nước sạch đến bà con nhân dân, tỉnh Yên Bái cũng tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước.

Tích cực triển khai đưa nước sạch đến người dân

Nhận thấy việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo trong thời gian dài dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe con người, tỉnh Yên Bái đã đầu tư hạ tầng kĩ thuật cấp nước sinh hoạt tập trung, xây dựng mới, cải tạo và cải tạo sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sử dụng nguồn vốn 62 giúp nhân dân xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ.

Thay đổi nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch, nơi nào có nước sạch người dân không phải mắc nước từ trên núi, trên khe hoặc nước giếng không hợp vệ sinh về sử dụng nữa. Nước sạch về vùng nông thôn đã giải quyết một phần khó khăn, giúp ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Người dân có nước sạch dùng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Ảnh: Internet
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Yên Bái, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 352 công trình cấp nước tập trung, 97.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ đang hoạt động, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho trên 600.000 người dân nông thôn. Đến hết năm 2019, tỷ lệ dân số nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, dự kiến đến hết năm 2020 đạt 91%, tiến tới đạt tỷ lệ dân số có 95% người dân nông thôn được tiếp cận nước sinh hạt hợp vệ sinh vào năm 2025.

Chú trọng tuyên truyền bảo vệ nguồn nước

Do biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt gây ra tình trạng thiếu và suy giảm chất lượng nguồn nước. Vì vậy, tỉnh Yên Bái luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. Có những biện pháp mạnh để người dân không vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch,....

Bên cạnh đó, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ, tránh lãng phí, nêu cao tinh thần tiết kiệm khi sử dụng nước sạch. Kiểm tra, cải tạo đường ống, bể chứa nước chống thất thoát nước. Chú trọng công tác quản lí rừng đầu nguồn nhằm bảo vệ nguồn sinh thủy, quản lý xả thải trong công tác khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp và sử dụng nước là một trong những hoạt động tác động đến số lượng và chất lượng nguồn nước sinh hoạt hiện nay.

Xây dựng quy hoạch hợp lí, sát thực tế từng vùng, từng địa phương và nhu cầu của người dân. Công tác lập dự án cần tuân thủ theo quy hoạch về cấp nước và vệ sinh môi trường trên toàn tỉnh đã được duyệt, cần có các đánh giá tác động môi trường; lựa chọn loại hình cấp nước và mô hình quản lý sau đầu tư phù hợp với đặc thù từng địa phương.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn, phát huy vai trò của cá nhân, tổ chức đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư ở thôn bản, đối với các huyện, xã vùng cao, các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc tiểu số; tổ chức nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực bằng hoạt động truyền thông vận động xã hội. Không những vậy, cần đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo để tăng cường đội ngũ và hoàn thiện kỹ năng cho truyền thông viên ở cơ sở trong việc tuyên truyền bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước tại cơ sở.
MINH CHIẾN
  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.