Nửa đầu tháng 7/2021: Diễn biến tài nguyên nước về đồng bằng sông Cửu Long không biến động

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/7/2021 | 4:23:35 Chiều

​​​​​​​Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết: Trong nửa cuối tháng 6/2021, tổng lượng mưa trung bình vùng Hạ lưu vực sông Mê Công sụt giảm xuống mức 46mm, chỉ bằng 40% so với nửa đầu tháng 6/2021, và thấp hơn so với giá trị cùng kỳ trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 55%.

Mặc dù mưa có tăng do ảnh hưởng của bão số 2 (bão Koguma) đổ bộ vào đất liền ngày 13/6, mưa trên lưu vực đã giảm mạnh trở lại. Tổng lượng mưa của các vùng trong lưu vực đều giảm từ 45% đến 70%.

Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa.
Nửa cuối tháng 6/2021, lưu lượng nước về ĐBSCL tăng
Theo số liệu quan trắc tại trạm Chiềng Sẻn, mực nước trong nửa cuối tháng 6/2021 giảm mạnh từ 4,6m xuống còn 3,2m. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6/2021 mực nước vẫn còn cao hơn giá trị cùng kỳ TBNN khoảng 0,7 m.
Tương ứng với mực nước, lưu lượng tại trạm Chiềng Sẻn trong nửa cuối tháng 6/2021 cũng giảm mạnh từ 3.400 m3/s xuống 2.200 m3/s, và đến cuối tháng cao hơn giá trị cùng kỳ TBNN khoảng 400 m3/s. Tổng lượng dòng chảy tại Chiềng Sẻn trong nửa cuối tháng 6/2021 đạt 3,3 tỷ m3 cao gấp rưỡi giá trị cùng kỳ TBNN và năm 2020.
Còn số liệu thực đo tại trạm Kra-chê cho thấy, mực nước nửa cuối tháng 6/2021 duy trì ở mức cao hơn giá trị cùng kỳ TBNN từ 1 đến 2 m trong khoảng 10 ngày đầu. Sau đó, mực nước đã giảm mạnh xuống mức 10,2 m, thấp hơn cùng kỳ TBNN khoảng 1,5 m, nhưng vẫn cao hơn so với giá trị cùng kỳ năm 2020.
Tương tự, lưu lượng dòng chính sông Mê Công qua trạm Kra-chê trong nửa cuối tháng 6/2021 đạt đỉnh vào ngày 20/6 ở mức 12.500 m3/s, và sau đó giảm mạnh xuống thấp hơn giá trị cùng kỳ TBNN tới 4.000 m3/s vào cuối tháng, tuy nhiên vẫn cao hơn giá trị cùng kỳ năm 2020. Tổng lượng dòng chảy nửa cuối tháng 6/2021 đạt mức 14,4 tỷ m3, cao hơn TBNN khoảng 8% và gấp đôi so với giá trị cùng kỳ năm 2020.

Chênh lệch (%) lượng mưa so với trung bình nhiều năm, nửa cuối tháng 6/2021
Theo số liệu quan trắc, mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong nửa cuối tháng 6/2021 có xu thế tăng dần nhưng cuối tháng lại giảm xuống 1,3 m, nhưng vẫn cao hơn giá trị cùng kỳ TBNN.

Tổng lưu lượng trung bình ngày về Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc dao động trong khoảng từ 8.000 m3/s đến 11.000 m3/s, cuối tháng đã xuống thấp hơn giá trị TBNN. Tổng lượng dòng chảy qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc nửa cuối tháng 6/2021 đạt khoảng 13,4 tỷ m3 cao hơn giá trị TBNN khoảng 10% và lớn hơn giá trị cùng kỳ năm 2020 khoảng 65%.
Dự báo diễn biến tài nguyên nước nửa đầu tháng 7/2021
Dựa trên các kết quả dự báo dài hạn về mưa trên Lưu vực sông Mê Công, về mức độ sử dụng nước trên lưu vực và chế độ triều, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã tiến hành dự báo diễn biến tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long cho nửa đầu tháng 7/2021.
Kết quả dự báo diễn biến tài nguyên nước đến Đồng bằng sông Cửu Long trong nửa đầu tháng 7/2021 với mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong nửa đầu tháng 7/2021 dự báo sẽ không tăng, dao động trong khoảng từ 1,1 m đến 1,4 m theo diễn biến triều.
Tổng lưu lượng trung bình ngày tới Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong nửa đầu tháng 7/2021 dự báo sẽ tiếp tục tăng dần từ 10.000 m3/s lên tới 11.000 m3/s, nhưng vẫn thấp hơn TBNN khoảng 2.000 m3/s. Tổng lượng dòng chảy nửa đầu tháng 7/2021 qua hai trạm này dự kiến sẽ đạt khoảng 12,9 tỷ m3, thấp hơn giá trị cùng kỳ TBNN khoảng 15%.
Theo Xuân Phương/ Báo TN&MT

  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.