Ninh Bình khai thác hơn 4 nghìn ha đất có mặt nước ven biển

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/8/2021 | 11:22:37 Sáng

Tính đến nay, Ninh Bình đã khai thác và sử dụng tổng diện tích 4.052,32 ha đất có mặt nước ven biển (từ đê Bình Minh 3 đến Cồn Nổi).

Trong đó, giao cho Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình 197,60 ha; đã trồng rừng ngập mặn phòng hộ là 59,09 ha; Diện tích giao cho Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Bình là 19,75 ha để xây dựng Doanh trại và Trạm kiểm soát Biên phòng ven biển; UBND huyện Kim Sơn quản lý 3 834,97 ha; diện tích đã trồng rừng ngập mặn phòng hộ là 358,62 ha, diện tích cho nhân dân thuê hàng năm để nuôi trồng và khai thác thủy sản 1.826,00 ha, còn lại chủ yếu là diện tích lưu không đê, đường ra Cồn Nổi, đê Bình Minh IV (Giai đoạn 1), bãi bồi hoang và luồng lạch.
ninh-binh-khai-thac-hon-4-nghin-ha-dat-co-mat-nuoc-ven-bien-1Một góc vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn
Là tỉnh nằm ở cực nam Đồng bằng Sông Hồng với tổng diện tích tự nhiên là 1.387 km2, dân số 982.487 người; tỉnh Ninh Bình có 6 huyện, 2 thành phố với 143 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 119 xã, 17 phường và 7 thị trấn). Trong đó duy nhất Kim Sơn là huyện có biển với chiều dài đường bờ biển là 18,34 km.
Vùng biển và đất ngập nước ven biển của tỉnh Ninh Bình được giới hạn từ cửa Đáy (Giáp tỉnh Nam Định) đến cửa Càn (Giáp tỉnh Thanh hóa) ra đến Biển Đông.
Khu vực biển tỉnh Ninh Bình, tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm ra Biển Đông 6 hải lý có diện tích khoảng 197, 64 km2. Hiện nay, ở tỉnh Ninh Bình chưa giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Bên cạnh đó, theo quy hoạch sử dụng đất của huyện Kim Sơn đến năm 2020, tỉnh Ninh Bình có Khu công nghiệp ven biển diện tích 200 ha, nhưng hiện nay chưa hình thành Khu công nghiệp Kim Sơn do đó không có xả thải của các dự án ven biển.
Bí thư Huyện uỷ Kim Sơn Đinh Việt Dũng cho biết, năm 2020, huyện đã bố trí kinh phí đo đạc toàn bộ khu vực bãi bồi ven biển từ đê Bình Mình II đến đê Bình Minh III, đê Bình Minh III đến Cồn Nổi với 11 tờ bản đồ địa chính. Hiện, huyện đang phối với các sở, ngành của tỉnh để sớm có quy hoạch chi tiết cho vùng đất nhiều tiềm năng này.
Trong tương lai, sau khi hoàn thành hồ sơ địa chính và dựa trên cơ sở quy hoạch chi tiết, sẽ đề xuất tỉnh xin ý kiến Chính phủ phân chia địa giới giao cho 3 xã Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông để quản lý, đồng thời mở rộng địa giới hành chính và sớm có quy chế quản lý vùng bãi bồi.
Về định hướng phát triển, huyện đã xây dựng 3 – 4 phương án giải quyết trên cơ sở bản đồ hiện trạng để tiếp tục lập quy hoạch vùng trong đó bao gồm các ngành như: công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp với đó là giữ nguyên hiện trạng rừng ngập mặn để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với Cồn Nổi để phát triển "ngành công nghiệp không khói”. Khi quy hoạch sẽ ưu tiên tạo ra các hành lang phát triển bằng hạ tầng giao thông, tạo nên các khu đô thị, khu dân cư mới làm cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư.

Khải Minh
Nguồn Báo TN&MT
  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.