Sử dụng đồ nhựa là nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/6/2023 | 4:38:53 Chiều

Theo các nhà khoa học, quy trình từ sản xuất nhựa cho đến quá trình sử dụng và cả khi thải bỏ… đều có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người.

Mới đây, trên trang web của Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI 360), Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu về những tác động của nhựa lên sức khỏe con người, cho thấy quy trình từ khai thác nguyên liệu đến thải bỏ rác nhựa làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính, giảm khả năng sinh sản và vô sinh, dị tật sinh sản, dị tật bẩm sinh, ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết và gây đột biến gen…

Ảnh minh họa 
Trong nghiên cứu của nhiều tổ chức bảo vệ sức khỏe và môi trường quốc tế cũng đã và đang cảnh báo về phát hiện hạt vi nhựa trong máu người thông qua quá trình sử dụng các sản phẩm nhựa kém chất lượng, tiếp xúc nhiều với sản phẩm làm từ nhựa và tiếp xúc trong thời gian dài. Đây là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe và chất lượng nòi giống.
Ngày 24-3-2022, trên Tạp chí Môi trường quốc tế, các nhà khoa học Hà Lan đã công bố lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa trong máu người. Điều đáng lo ngại là hạt vi nhựa có thể di chuyển khắp nơi trong cơ thể và có thể đậu lại ở bất cứ cơ quan nội tạng nào. Đây là công bố khoa học được cho là gây "chấn động” trong giới khoa học và những tổ chức bảo vệ sức khỏe và môi trường.
Phân tích của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy, ước tính mỗi năm mỗi người tiêu thụ khoảng 5gram nhựa, tương đương với trọng lượng một chiếc thẻ tín dụng - thông qua đường ăn uống và hít thở. Hiện các nhà khoa tiếp tục nghiên cứu về ngưỡng tiếp nhận và có hay không quá trình đào thải của hạt vi nhựa trong máu ở cơ thể con người.
Cũng theo các nhà khoa học Hà Lan, hạt vi nhựa có trong máu người qua 2 con đường: chủ động hấp thụ hạt vi nhựa (qua thói quen sử dụng các sản phẩm từ nhựa) và thụ động hấp thụ hạt vi nhựa (qua hít thở). Nếu có sự hấp thụ lượng vi nhựa lớn và lâu dài sẽ khiến cơ thể mất cân bằng hormone, gây ảnh hưởng đến cấu trúc não, hô hấp, tiêu hóa và suy giảm hệ miễn dịch.
Cho đến thời điểm này, tuy các nhà khoa học vẫn chưa xác định được hàm lượng ngưỡng cho phép của hạt vi nhựa trong cơ thể con người, nhưng đã xác định được những ảnh hưởng cực xấu từ hạt vi nhựa đối với sức khỏe con người là điều khó tránh. Và con người chỉ có thể tránh tác động cực xấu này cho sức khỏe của mình bằng việc chuyển đổi thói quen sử dụng đồ nhựa, từ sự giảm dần đến loại bỏ hoàn toàn thói quen này.


Bảo My (T/h)



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.