Nam Phi: Người dân Johannesburg đón đợt tuyết rơi hiếm có

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/7/2023 | 9:46:47 Sáng

Người dân ở thành phố Johannesburg và một số khu vực vùng cao ở Nam Phi đã đón đợt tuyết rơi hiếm có.

Ngày 10/7, thành phố Johannesburg và một số khu vực vùng cao ở Nam Phi đã đón đợt tuyết rơi hiếm có. Cơ quan dự báo thời tiết nước này cảnh báo nguy cơ nhiều tuyến đường phải đóng cửa và tình trạng giá rét đang nghiêm trọng.

Từ tuần trước, Nam Phi bắt đầu trải qua đợt giá lạnh với nhiệt độ giảm sâu và đến sáng 10/7, người dân thành phố Johannesburg có thể nhìn thấy lớp tuyết mỏng bao phủ trên mái nhà và đường sá sau một đêm an giấc. 

tm-img-alt
Khu vực phía nam thành phố là nơi đón nhận tuyết rơi đầu tiên. Sau đó tuyết đã phủ trắng ở trung tâm của thành phố. Những người dân lao động đã đổ xô ra đường chỉ để nhìn thấy thảm tuyết trắng. Ảnh: Reuters

Theo ông Puseletso Mofokeng, nhà dự báo của Cơ quan Thời tiết Nam Phi (SAWS), tuyết rơi đã bao phủ khu vực phía Nam của tỉnh Gauteng. Tuyết tiếp tục rơi trong cả ngày 10/7, ảnh hưởng đến các tỉnh nằm ở vùng cao là Eastern Cape và KwaZulu-Natal.

SAWS cảnh báo nhiệt độ băng giá có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của những người vô gia cư, trong khi gió lớn và biển động có thể gây bất lợi cho những tàu thuyền nhỏ hoạt động ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam Phi.

 

Johannesburg nằm ở độ cao hơn 1.700m so với mực nước biển và đang trải qua giai đoạn đỉnh điểm của mùa Đông ở Nam bán cầu. Tuy nhiên, tuyết rơi trong thành phố này vẫn là điều hiếm gặp. Trước năm 2012, tuyết rơi dày đã xảy ra tại Johannesburg vào năm 1996.


Hải Đăng (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Chung cư mini là "cỗ máy đẻ ra tiền" cho người kinh doanh, nhưng phải khẳng định là hiểm họa đô thị, từ góc độ quản lý và vận hành lại càng có nguy cơ mất an toàn cho xã hội.

Ngày 14/9, Trung tâm Dự báo Khí hậu (CPC) của Mỹ cho rằng hơn 95% nguy cơ hình thái thời tiết El Nino sẽ tiếp diễn vào mùa Đông của Bán cầu Bắc từ tháng 1-3/2024, theo đó sẽ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.

Nghị định thư Montreal được thực hiện, lỗ thủng tầng ô-dôn đã giảm từ 10 triệu dặm vuông (năm 1991) xuống còn 7,6 triệu dặm vuông (tháng 9/2017).

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị, địa phương về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023”.