Xúc tác nano vàng: Giải pháp hiệu quả xử lý chất độc trong nước thải

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/10/2023 | 3:57:39 Chiều

Nhóm tác giả tại Viện Công nghệ Hóa học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã thành công trong việc chế tạo xúc tác nano vàng, một giải pháp sáng tạo và hiệu quả trong việc khử chất độc p-nitrophenol (p-NP) có trong nước thải.

Chất p-NP là một trong những chất độc hại gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, được xếp vào danh sách 114 chất ô nhiễm hữu cơ nguy hiểm nhất theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.

Nước thải chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, đặc biệt là các dẫn xuất nitro của hợp chất phenol. Các phương pháp truyền thống để xử lý p-NP thường tốn kém và không hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm này đã đạt tốc độ chuyển hóa p-NP thành p-Aminophenol (p-AP) lên đến 100% trong 30 phút, mở ra tiềm năng ứng dụng trong ngành dược phẩm.


Thử nghiệm quá trình chuyển hóa p-NP. Ảnh: NNC

Đặc biệt, phương pháp sử dụng xúc tác nano vàng thúc đẩy việc sử dụng nguồn phế phẩm tự nhiên. Nhóm đã tận dụng vỏ bưởi có hàm lượng polyphenol lớn để tạo tác nhân khử ion vàng và oxit đất hiếm ceria (CeO2) - là chất mang trong xúc tác. Sử dụng các phương pháp thủy nhiệt và tách chiết từ thực vật giúp giảm chi phí và hạn chế tác động xấu đối với môi trường.

Không chỉ giải quyết vấn đề xử lý nước thải hiệu quả, nghiên cứu này còn giúp gia tăng giá trị của quả bưởi thông qua việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp. Với việc sử dụng chất xúc tác nano vàng có hàm lượng thấp, nghiên cứu đạt bước tiến quan trọng trong việc giảm chi phí xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.

Kết quả của nghiên cứu nói trên đã nhận được sự công nhận và đánh giá xuất sắc từ Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

LÂM HÀ/QLMT

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.