Chai nước tinh khiết đắt nhất thế giới giá gần 1,4 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/10/2021 | 10:47:26 Sáng

 Chai nước Acqua di Cristallo Tributo a Modigliani dung tích vỏn vẹn 750 ml có giá đắt nhất thế giới 60.000 USD, tức gần 1,4 tỷ.


tm-img-alt
Chai nước Acqua di Cristallo Tributo a Modigliani được ghi vào sách Kỷ lục Thế giới.

Acqua di Cristallo Tributo a Modigliani được ghi vào sách Kỷ lục Thế giới Guinness là chai nước đắt nhất năm 2010. Vỏ của chai nước này được làm bằng vàng 24 cara nguyên khối. Nó là tác phẩm của nhà thiết kế chai nổi tiếng nhất thế giới Fernando Altamirano. Ông cũng chính là người đã thiết kế ra chiếc chai đắt nhất thế giới từng được sản xuất trước đó - chai Henri IV Dudognon Heritag.

Thứ nước chứa trong chai cũng không hề bình thường. Nó được lấy từ Pháp và Fiji - đảo quốc nằm ở phía nam Thái Bình Dương. Đây là 2 địa điểm nằm ở hai phía đối diện của địa cầu nên chi phí sản xuất không thể nhỏ. Hương vị của loại nước đắt tiền này cũng được đánh giá là vượt trội. Sản phẩm cung cấp nhiều năng lượng hơn các loại nước uống bình thường hiện có trên thị trường.

Tất cả các chai nước của thương hiệu trên đều được đóng gói trong hộp da đẹp mắt. Nếu muốn chi phí phải chăng hơn, bạn có thể chọn loại chai thường, giá 285 USD, tức khoảng 6,5 triệu đồng.

Nếu là người thích đồ uống sang chảnh, bạn có thể tham khảo những sản phẩm đắt đỏ khác, như chai Kona Nigari từ Nhật Bản, giá 402 USD (khoảng 9,2 triệu đồng). Thứ nước trong chai này được lấy ở độ sâu 2.000 mét ngoài khơi biển Hawaii, được cho là chứa các chất điện giải tự nhiên có lợi cho sức khỏe.

 
tm-img-alt
Mỗi chai nước Fillico giá khoảng 5 triệu đồng.

Một chai nước đắt đỏ khác của Nhật Bản là Fillico, giá 219 USD (khoảng 5 triệu đồng), có thiết kế mang hình dáng vua và hoàng hậu với vương miện ở phần nắp. Nước Fillico được lấy từ dãy núi Rokko gần Osaka (Nhật bản), lọc qua bộ lọc đá granit và chứa nhiều oxy.

Hải Thanh

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Đài phát thanh và truyền hình Nhật Bản (NHK) mới đây đã đưa tin nước này đã hoàn tất việc đưa nước biển vào đường hầm dưới biển, sử dụng để xả nước thải từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima ra biển

Việt Nam có lợi thế với hơn 3.200 km bờ biển nên việc xây dựng đô thị lấn biển không chỉ là một giải pháp để mở rộng quỹ đất mà còn chủ động ứng phó với thực trạng biển đang ngày một ăn sâu vào đất liền như hiện nay.

Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Stanford, Mỹ đã tạo ra quy trình sản xuất amoniac thân thiện với môi trường nhưng họ vẫn gặp nhiều thách thức nếu muốn mở rộng quy mô dự án.

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố mới đây, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.