Australia cam kết cắt giảm 43% lượng khí thải carbon vào năm 2030

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/9/2022 | 9:06:35 Sáng

Ngày 8/9, Quốc hội Australia đã thông qua luật cho phép chính phủ cam kết cắt giảm 43% lượng khí thải carbon vào năm 2030 và không phát thải ròng vào năm 2050, với sự ủng hộ của đảng Greens và các thành viên độc lập.

07f0a07d40aa4bfab314bb46870d7dd1(1).png
Australia thông qua luật không phát thải ròng vào năm 2050

Theo Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Australia Chris Bowen, việc thông qua luật về biến đổi khí hậu sẽ gửi một thông điệp đến thế giới rằng Australia nghiêm túc trong việc giảm lượng khí thải và tận dụng các cơ hội kinh tế từ năng lượng tái tạo với giá cả phải chăng.

Luật về biến đổi khí hậu đặt ra mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, cao hơn 50% so với mục tiêu của chính phủ trước đây. Luật cũng sẽ yêu cầu các cơ quan thuộc chính phủ hỗ trợ về năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng phải tính đến các mục tiêu phát thải trong các quyết định của họ.

Sau hơn một thập kỷ không chắc chắn về chính sách khí hậu, các ngành và lĩnh vực cho biết họ hoan nghênh luật này. Giám đốc điều hành Hội đồng Năng lượng Australia Sarah McNamara tuyên bố, việc hoàn thiện một chính sách trong pháp luật mang lại cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp sự rõ ràng và minh bạch hơn.


Hà Vy



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Càng ngày, việc duy trì nhiệt độ cao nhất trong những ngày nóng cũng trở nên phổ biến hơn, nhiều ngày hơn so với trước đây.

Vừa qua, trang Live Science đã chia sẻ một thông tin đầy kinh ngạc về những sự kiện động đất ở vùng ngoài khơi Canada, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học môi trường. Đây không chỉ là một hiện tượng thông thường, mà còn là dấu hiệu của một quá trình đặc biệt: hình thành một lớp vỏ đại dương mới.