Người dân Mỹ phải chấp nhận uống nước thải tái chế

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/10/2022 | 3:17:44 Chiều

Sau những ngày hạn hán triền miên ở miền tây nước Mỹ, người dân địa phương đã phải tìm tới nước thải tái chế để giải cứu cho nhu cầu nước sạch đang cạn kiệt nơi đây

Mới đây, công ty kỹ thuật xử lý nước đã tìm và đề xuất dùng thử các mẫu nước tái chế, đồng thời cũng giải thích về quy trình lọc nước.Qua thử nghiệm người dân thấy được rằng nó không có gì quá khác biệt so với nước thông thường.

Nước tái chế ngày càng phổ biến

Người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm nước tái chế này là ông Eric Seufert, chủ sở hữu và quản lý nhà máy bia tại bang Colorado, đã sử dụng nước thải tái chế để sản xuất bia.

Sau khi thưởng thức lô bia thử nghiệm, chủ sở hữu nhà máy bia 105 West Brewing Co đã tự hào phục vụ nó tại quầy bar của mình. Theo ông Seufert, mỗi dòng sông ở đất nước này đều có chứa nước thải đã qua xử lý, vậy nên ông không quá tỏ ra e ngại về nó.

 

Dù là chế biến bia, thức ăn hay làm nước uống trực tiếp thì việc tận dụng nước thải tái chế có lẽ sẽ sớm trở thành một thông lệ, tương tự như những loại nước suối hay nước lấy từ tuyết.

Quy trình xử lý nước thải bao gồm việc khử trùng bằng khí ozone hoặc tia cực tím để loại bỏ virus và vi khuẩn, sau đó tiếp tục lọc qua một lớp màng với các lỗ siêu nhỏ để loại bỏ những vật thể rắn tồn tại trong nước và các chất gây ô nhiễm. Biện pháp này đang thu hút được không ít sự quan tâm khi tình trạng hạn hán kéo dài.

Trong tuần trước, cơ quan chất lượng nước của Colorado đã phê duyệt sơ bộ thông qua quy trình xử lý nước thải và đưa trực tiếp đến các hộ dân để sử dụng trực tiếp. Theo WateReuse, một hiệp hội quốc gia ủng hộ phương pháp dùng nước thải tái chế, Colorado sẽ sớm trở thành bang đầu tiên thông qua các quy định sử dụng nước tái chế nếu không có gì thay đổi trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.

 

Chuyên gia thuộc Hội đồng bảo tồn nước Colorada, Kevin Reidy tin rằng trong tình huống dân số của bang tăng nhanh và nguồn cung cấp nước trong khu vực cạn kiệt, việc tái chế nước thải là một cơ hội lớn để cải thiện nguồn cung nước. Ngoài ra, đó còn có thể là một phương hướng mới cho Castle Rock, một thành phố phụ thuộc vào nguồn nước ngầm hữu hạn.

Hội đồng bảo tồn Colorado phát biểu rằng: "Trong khi nhiều bang khác của Hoa Kỳ không có quy định cấm rõ ràng cho việc tái sử dụng nước thải, và việc phát triển hệ thống này trên toàn bang sẽ giúp khuyến khích việc sử dụng trên toàn quốc”.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Tuy không có quy định cụ thể của liên bang về việc sử dụng trực tiếp nước thải đã qua xử lý nhưng các dự án này vẫn phải tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn y tế của liên bang về nước uống.

 

Có lẽ sẽ mất từ 3 đến 5 năm để nguồn nước mới này thực sự được đưa vào sử dụng. Đây không phải là một khoảng thời gian quá dài để phát triển một nguồn cung cấp nước nếu so sánh với việc xây dựng một hồ chứa trong khoảng 20 đến 30 năm. Việc xử lý nước thải để uống dường như đã trở thành cách thiết thực nhất để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng về dân số của bang.

Tiềm năng trong tương lai

Denver và Colorado Spring - hai thành phố đông dân nhất của bang đã tái chế phần lớn nước của họ cho mục đích khác như tưới tiêu công viên. Chính quyền của cả hai thành phố đều mong đợi một ngày nào đó lượng nước tái chế này sẽ được sử dụng cho mục đích uống, tuy nhiên họ cũng lo lắng về khả năng cắt giảm lượng nước bắt buộc.

Bên cạnh đó, các dự án tái chế nước có thể sẽ đòi hỏi chi phí bỏ ra khá cao dù đã có sẵn nguồn tài trợ từ liên bang. Cơ quan bảo vệ môi trường đã cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các dự án nước bao gồm cả việc tái chế. Thông qua các chương trình tái chế nước của Cục khai hoang Hoa Kỳ sẽ cung cấp khoảng hơn 1 tỷ đô la cho các dự án tái chế nước ngoài liên bang trong vòng 5 năm tới.

Mặt khác, không phải tất cả các dự án đều có được sự trợ giúp của liên bang, vì vậy chi phí xử lý nước có thể sẽ rơi vào tay người sử dụng. Tuy nhiên, so với việc tìm thêm một nguồn nước khác có chi phí nguồn cung và lưu trữ lớn, thì việc trả tiền để sử dụng nước tái chế vẫn tiết kiệm hơn nhiều./.


Đại Phong (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Càng ngày, việc duy trì nhiệt độ cao nhất trong những ngày nóng cũng trở nên phổ biến hơn, nhiều ngày hơn so với trước đây.

Vừa qua, trang Live Science đã chia sẻ một thông tin đầy kinh ngạc về những sự kiện động đất ở vùng ngoài khơi Canada, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học môi trường. Đây không chỉ là một hiện tượng thông thường, mà còn là dấu hiệu của một quá trình đặc biệt: hình thành một lớp vỏ đại dương mới.