Bảo tồn rừng Amazon để đạt mục tiêu khí hậu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/3/2023 | 3:54:08 Chiều

Bảo vệ rừng Amazon là yếu tố hàng đầu để hạn chế biến đổi khí hậu vì lượng lớn khí thải nhà kính được cây rừng hấp thụ.

Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ, ông John Kerry vừa qua đã cảnh báo thế giới không thể đạt được mục tiêu giới hạn tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C nếu không bảo vệ rừng mưa Amazon.

Phát biểu tại Brazil khi thảo luận về khả năng Mỹ tài trợ cho việc bảo tồn rừng Amazon, ông Kerry nêu rõ: "Nếu không bảo vệ rừng Amazon chống những hành vi phá rừng và lạm dụng rừng thì chúng ta không thể đảm bảo giới hạn mức tăng nhiệt toàn cầu ở 1,5 độ C" theo mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ông nhấn mạnh "rừng Amazon là một thử thách đối với toàn nhân loại chúng ta."

Một khoảng rừng Amazon ở bang Rondonia, miền Bắc Brazil bị tàn phá. (Ảnh: AFP)
Bảo vệ rừng Amazon là yếu tố hàng đầu để hạn chế biến đổi khí hậu vì lượng lớn khí thải nhà kính được cây rừng hấp thụ.
Tân Tổng thống của Brazil Lula da Silva vừa nhậm chức đầu năm nay đã khởi động hợp tác với Mỹ chống biến đổi khí hậu và nạn phá rừng, sau thời gian quan hệ giữa hai nước rạn nứt dưới thời Tổng thống Jair Bolsonaro ở Brazil.
Trong thời gian ông Bolsonaro nắm quyền, tình trạng chặt phá rừng tại Brazil đã gia tăng đến mức cao nhất trong 15 năm. Đầu tháng này, trong một cuộc gặp tại Nhà Trắng, Tổng thống Lula và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã cam kết hợp tác chống biến đổi khí hậu. Washington cũng thông báo ý định đóng góp cho Quỹ Amazon của Brazil để hỗ trợ những dự án bảo tồn rừng mưa nhiệt đới này.
Phát biểu tại họp báo chung với Bộ trưởng Môi trường Brazil Marina Silva ở Brasilia, ông Kerry cho biết Mỹ đang cân nhắc đóng góp cho Quỹ Amazon. Theo ông, Thượng viện Mỹ đang xem xét một dự luật trị giá 4,5 tỷ USD tài trợ cho việc bảo tồn rừng, trong khi Hạ Viện đang xem xét một đề xuất trị giá 9 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông cho biết thêm rằng Chính phủ Mỹ "sẽ phải đấu tranh" để những đề xuất này được thông qua tại Quốc hội.
Về phần mình, Bộ trưởng Marina Silva cho biết bà đã thảo luận với ông Kerry về khả năng Mỹ mở cửa nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc bền vững hơn từ Brazil.


An Đông (T/h)




Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Càng ngày, việc duy trì nhiệt độ cao nhất trong những ngày nóng cũng trở nên phổ biến hơn, nhiều ngày hơn so với trước đây.

Vừa qua, trang Live Science đã chia sẻ một thông tin đầy kinh ngạc về những sự kiện động đất ở vùng ngoài khơi Canada, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học môi trường. Đây không chỉ là một hiện tượng thông thường, mà còn là dấu hiệu của một quá trình đặc biệt: hình thành một lớp vỏ đại dương mới.