New Zealand mạnh tay loại bỏ rác thải nhựa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/7/2023 | 9:50:46 Sáng

Bộ Môi trường New Zealand đang bắt tay thực hiện giai đoạn 2 của lệnh cấm quốc gia nhằm vào các đồ nhựa khó tái chế và dùng 1 lần, dự kiến sẽ ngăn chặn được 150 triệu túi nhựa đưa đến các bãi rác mỗi năm.

Theo thông báo ngày 30/6 trên website của Bộ Môi trường New Zealand, các loại túi nhựa đựng thực phẩm và nhãn dán, đĩa, bát, bộ đồ ăn và ống hút bằng nhựa thuộc nhóm sản phẩm bị cấm trong giai đoạn 2 và bị đưa ra khỏi kệ hàng từ ngày 1/7/2023. 

Ảnh minh hoạ. ITN
Giai đoạn 3 sẽ là giai đoạn cuối cùng của lệnh cấm đồ nhựa quốc gia, bắt đầu từ giữa năm 2025, bao bì đồ uống và thực phẩm làm bằng nhựa PVC và polystyrene sẽ bị cấm bán và sản xuất. 
Giai đoạn đầu của lệnh cấm đồ nhựa quốc gia của New Zealand bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2022, theo đó tăm bông nhựa dùng 1 lần, dụng cụ pha chế đồ uống và phần lớn khay đựng thịt bằng nhựa bị cấm bán hoặc sản xuất.
Theo người đứng đầu Bộ Môi trường New Zealand, ước tính trung bình mỗi người dân New Zealand xả ra khoảng 750 kg rác thải mỗi năm. Vì vậy việc chấm dứt bán các sản phẩm nhựa trên sẽ giúp giảm rác thải ra bãi rác, cải thiện hệ thống tái chế và khuyến khích sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc ít gây hại cho môi trường hơn.


TÚ ANH



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

EveRé là Trung tâm xử lý rác thải sinh hoạt đầu tiên ở Pháp kết hợp 3 kỹ thuật thu hồi khác nhau: phân loại cơ học, metan hóa/ủ phân và xử lý nhiệt. Nhờ đó, mỗi năm Trung tâm xử lý 400.000 tấn rác thải sinh hoạt do hàng triệu cư dân của khu vực Marseille Provence.

Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) triển khai Dự án H2Growth xây dựng và phát triển nền kinh tế hydro xanh tại Việt Nam.

Dự án phát triển một ngôi làng Việt Nam tại xã Bonghwa, tỉnh Bắc Kyungsang sẽ chính thức được đưa vào ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc từ năm 2024.

Trước thực trạng 2/3 diện tích bãi triều đã bị mất do hoạt động khai thác, phát triển bờ biển, giới khoa học Hàn Quốc đã thực hiện các nghiên cứu nhằm chứng minh rằng việc bảo vệ hệ sinh thái này là rất cần thiết.