Đại dương ấm lên có thể giải phóng khí mê tan

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/12/2023 | 2:32:04 Chiều

Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Geoscience chỉ ra rằng các thời kỳ nhiệt độ tăng lên trong quá khứ có thể từng giải phóng khí mê tan.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ xác định khí mê tan chiếm khoảng 16% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, là loại khí nhà kính do con người tạo ra nhiều thứ 2 sau CO2. Mê tan giữ nhiệt trong khí quyển mạnh hơn CO2 gấp 25 lần, nhưng chúng có thời gian bán phân hủy ngắn hơn rất nhiều và thường tồn tại trong không khí chưa đến 10 năm.

Nguồn thải khí mê tan chủ yếu là nông nghiệp, nhưng loại khí này có thể đến từ bất kỳ đâu: thực vật hay thực phẩm phân hủy trong tình trạng không oxy, đầm lầy, bãi rác, nhiên liệu hóa thạch. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu vào năm 2021 đưa mê tan vào danh sách ưu tiên giải quyết ở thập niên tới.

Mê tan từ băng cháy (methane hydrate nằm sâu dưới đáy đại dương) cũng được cho có vai trò trong những lần biến đổi khí hậu trước đó. Hiện tượng đại dương ở Nam bán cầu ấm lên năm 2020 dường như cũng liên quan đến loại khí này.



Trong một nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học Anh, Đức, Trung Quốc sử dụng kỹ thuật hình ảnh địa chấn 3D tiên tiến để phân tích một phần băng cháy nằm ngoài khơi bờ biển Mauritania ở phía tây bắc châu Phi. Băng cháy nơi đây được xác định tồn tại với khối lượng rất lớn, chứa khoảng 7.000 - 20.000m2 mê tan.

Phân tích phát hiện ở một trường hợp cụ thể, lượng mê tan thoát ra di chuyển hơn 40km từ phần sâu của sườn lục địa đến rìa thềm lục địa bên dưới đại dương. Tình trạng như vậy có thể xảy ra khi phần băng cháy chia tách trong thời kỳ nhiệt độ tăng cao 2,6 triệu năm qua. Nhiều khả năng khí được giải phóng qua một điểm trũng dưới nước hình thành lúc Trái đất ấm lên trước đây.

Khác với nhiều nghiên cứu trước chỉ xem xét băng cháy ở vùng nước nông, nghiên cứu mới tập trung vào băng cháy vùng nước sâu đến 450 - 700 mét (gọi là khu vực hydrate ổn định). Mê tan được giải phóng từ đây di chuyển rất xa về phía đất liền.

Nhóm nghiên cứu đánh giá đây là một khám phá quan trọng cung cấp bằng chứng chứng tỏ lượng mê tan giải phóng từ băng cháy lớn hơn rất nhiều các dự đoán trước, qua đó đặt ra nhu cầu bức thiết phải tìm hiểu sâu hơn về vai trò của methane hydrate với hệ thống khí hậu.

Nhóm dự định nghiên cứu loạt điểm trũng phun mê tan dọc rìa thềm lục địa bên dưới đại dương. Họ lên kế hoạch thực hiện một cuộc thám hiểu để khoan sâu hơn vào điểm trũng tìm kiếm bằng chứng về các thời kỳ nhiệt độ tăng lên trước đây. Dữ liệu này rất có ích cho công tác dự đoán nơi nào sẽ giải phóng lượng lớn mê tan dưới tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra hiện nay.

Theo Cẩm Bình / Một thế giới
  •  
Các tin khác

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.