7 nước châu Âu cam kết loại bỏ điện phát thải CO2 vào năm 2035

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/12/2023 | 4:35:17 Chiều

Ngày 19/12, bảy quốc gia châu Âu đã cam kết loại bỏ các nhà máy điện phát thải CO2 khỏi hệ thống điện của họ vào năm 2035.

Sáu quốc gia Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Luxembourg, Hà Lan, cùng Thụy Sĩ không thuộc EU, đã cam kết loại bỏ các nhà máy điện phát thải CO2 khỏi hệ thống vào năm 2035.

Bảy quốc gia này chiếm gần một nửa sản lượng điện của châu Âu, phần lớn nhờ vào sự đóng góp của Đức và Pháp, hai nhà sản xuất điện lớn nhất Lục địa già.

Trong một tuyên bố chung, các nước cho biết các biện pháp khí hậu hiện tại của EU có khả năng đưa châu Âu hướng tới một ngành năng lượng gần như không có phát thải CO2 vào năm 2040.

Các nước cho biết, sự hợp tác sẽ giúp họ cùng nhau quy hoạch cơ sở hạ tầng để đảm bảo xây dựng đủ lưới điện và kho lưu trữ năng lượng, đưa một lượng lớn năng lượng carbon thấp vào mạng lưới và giữ cho nó hoạt động xuyên biên giới giữa các quốc gia.


Nhà máy điện than RWE Power, một trong những công ty điện và khí đốt lớn nhất châu Âu ở Neurath, ở Cologne, Đức. Ảnh: Reuters

Nhìn chung, dữ liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu cho thấy, EU nhận được 41% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2022. Tuy nhiên, mức độ CO2 trong sản xuất điện có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia.

Ví dụ, Áo đã nhận được hơn 3/4 lượng điện từ năng lượng tái tạo, trong khi Pháp dựa vào năng lượng hạt nhân không phát thải CO2 cho khoảng 70% năng lượng của mình và Ba Lan là nước sản xuất điện phát thải CO2 lớn nhất so với bất kỳ quốc gia EU nào do sử dụng nhiều than.

Mô hình của tổ chức nghiên cứu Ember cho biết toàn bộ châu Âu có thể gần như loại bỏ CO2 trong ngành điện vào năm 2035, với năng lượng gió và mặt trời chiếm tới 80% điện năng, đồng thời năng lượng than và khí đốt phần lớn bị loại bỏ.

Ember cho biết, để thực hiện được điều này sẽ đòi hỏi khoản đầu tư trả trước lên tới 750 tỷ euro vào các nguồn và lưới điện tái tạo. Nhưng đến năm 2035, các quốc gia sẽ tiết kiệm được tổng số tiền lớn hơn so với khoản đầu tư hiện tại, nhờ hóa đơn nhiên liệu hóa thạch giảm nhiều.

VĨNH HẢI (T/h)

  •  
Các tin khác

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.