Đập Tam Hiệp chịu đợt lũ khủng khiếp nhất từ năm 2003

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/8/2020 | 4:00:01 Chiều

Hồ chứa Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, hôm nay (19/8), đối mặt đợt lũ nghiêm trọng nhất kể từ khi bắt đầu chứa nước năm 2003.

Tờ China Daily dẫn dự báo của Ủy ban Thủy Lợi Xương Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết, dòng chảy vào hồ chứa Tam Hiệp dự kiến đạt hơn 74.000 m3/giây, sau khi các trận mưa lớn nối tiếp nhau tấn công các vùng thượng nguồn.

Theo China Daily, các nhà chức trách đã ghi nhận đợt lũ thứ 5 trong năm 2020 xảy ra ở thượng nguồn Dương Tử, con sông dài nhất ở Trung Quốc, từ ngày 17/8.
Đập Tam Hiệp chịu đợt lũ khủng khiếp nhất từ năm 2003
Đập Tam Hiệp xả nước hôm 14/8. Ảnh: Tân Hoa xã.
Đập Tam Hiệp nằm chắn ngang dòng Dương Tử ở địa bàn tỉnh Hồ Bắc là một hệ thống kiểm soát nước đa chức năng. Công trình dài hơn 2,3km và cao 185m này được khen ngợi đã làm tốt vai trò điều tiết dòng chảy trong các đợt lũ vừa qua.

Ở tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh, các nhà chức trách đã phải ban cảnh báo lũ mức cao nhất trong thang 4 cấp độ.

Theo Vietnamnet
  •  
Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Càng ngày, việc duy trì nhiệt độ cao nhất trong những ngày nóng cũng trở nên phổ biến hơn, nhiều ngày hơn so với trước đây.

Vừa qua, trang Live Science đã chia sẻ một thông tin đầy kinh ngạc về những sự kiện động đất ở vùng ngoài khơi Canada, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học môi trường. Đây không chỉ là một hiện tượng thông thường, mà còn là dấu hiệu của một quá trình đặc biệt: hình thành một lớp vỏ đại dương mới.