Lượng nước hồ chứa trên toàn cầu giảm mạnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/6/2023 | 4:18:45 Chiều

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 14/6 cho biết thể tích các hồ chứa toàn cầu đã giảm trong 20 năm qua, bất chấp sự bùng nổ trong việc xây dựng các hồ chứa nhằm làm tăng khả năng lưu trữ.


Ảnh minh hoạ
Tác giả nghiên cứu, bà Huilin Gao đến từ Đại học Texas A&M (Mỹ) cho biết: Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến giảm hiệu quả trữ nước của hồ chứa, song nhu cầu nước tăng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. 
Nghiên cứu chỉ rõ, tình trạng giảm lượng trữ nước đặc biệt ở khu vực châu Phi và Nam Mỹ - nơi có nhu cầu nước tăng nhanh và các hồ chứa mới không trữ đầy nước nhanh như dự kiến. 
Theo dữ liệu vệ tinh, lượng nước cô lập trong 7.245 hồ chứa trên khắp thế giới đã giảm từ năm 1999 đến năm 2018, mặc dù công suất hằng năm tăng 28km3. Nghiên cứu nhận định, các đập mới sẽ không đủ để giải quyết tình trạng căng thẳng ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp nước trên thế giới.


HẢI THANH



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.