Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý đợt 3

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/11/2023 | 4:11:06 Chiều

 Ngày 2/11, Nhật Bản đã bắt đầu đợt 3 xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra Thái Bình Dương.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - công ty vận hành nhà máy Fukushima, cho biết đợt 3 dự kiến kéo dài đến ngày 20/11, mỗi ngày xả khoảng 460 tấn nước đã qua xử lý ra vùng biển cách bờ khoảng 1 km thông qua một đường hầm dưới biển.

Theo kế hoạch, TEPCO sẽ xả gần 31.200 tấn nước đã qua xử lý phóng xạ theo 4 giai đoạn, hoàn tất trong tài khóa hiện nay (đến hết tháng 3/2024). Đây là lượng nước được dùng để làm mát những thanh nhiên liệu hạt nhân nóng chảy, hòa trộn với nước mưa và nước ngầm nhưng đã qua xử lý đảm bảo an toàn.

tm-img-alt
Các bể chứa nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ở Fukushima, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo

Sau đợt xả đầu tiên từ ngày 24/8-11/9, Chính phủ Nhật Bản, chính quyền tỉnh Fukushima và TEPCO đã phân tích định kỳ lượng tritium trong nước biển và cá quanh nhà máy và không ghi nhận bất thường.

Trong đợt xả trước, TEPCO cũng đã đo nồng độ tritium trong nước đã qua xử lý phóng xạ và kết quả cho thấy 22 becquerel trong 1 lít nước, thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn được phép xả. Kết quả đo nồng độ tritium trong đợt 1 là 87 becquerel trên 1 lít nước biển.

 

Chính phủ Nhật Bản đã đảm bảo sự an toàn của việc xả nước sẽ thực hiện liên tục trong ba thập kỷ, lưu ý rằng hàm lượng đã được pha loãng để giảm mức tritium xuống dưới 1.500 becquerel trên 1 lít, hoặc 1/40 nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn quốc gia, trước khi được xả ra Thái Bình Dương.

TEPCO và Chính phủ Nhật Bản khẳng định việc xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển là bước cần thiết để tiến tới dừng hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 bị hư hại nghiêm trọng trong thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.

Theo MT&ĐT 
 
  •  
Các tin khác

Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.