Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường quản lý, sử dụng nguồn nước dưới đất

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/8/2020 | 9:58:40 Sáng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 1894 về danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh Rịa - Vũng Tàu giao cho các Sở, ngành, địa phương nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao, chú trọng quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước dưới đất để hạn chế nguy cơ suy thoái tài nguyên nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
 
Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước dưới đất, cũng như việc chấp hành quy định pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng lên, có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp.
 
Tuy nhiên, do sự gia tăng về dân số cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội đã làm gia tăng nhu cầu về sử dụng nước trên địa bàn. Theo đó, nguồn nước dưới lòng đất cũng đang khai thác nhiều hơn. Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 58.584 công trình khai thác nước dưới đất (giếng khoan và giếng đào), trong đó, huyện Xuyên Mộc có 20.560 công trình và cũng là địa phương có nhiều công trình khai thác nước dưới đất nhất trong toàn tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ kiểm soát chặt các hoạt động khai thác nước dưới đất
 
Cũng theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc khai thác sử dụng nước dưới đất không hợp lý như khai thác tại khu vực mực nước dưới đất đã vượt quá mức cho phép, khu vực bị xâm nhập mặn, ô nhiễm… sẽ làm tăng nguy cơ cạn kiệt, xâm nhập mặn, ô nhiễm nước dưới đất và gây sụt lún mặt đất…
 
Do đó, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tại Quyết định số 1894 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu rõ 05 tiêu chí khoanh vùng đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm: Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép hoặc khu vực nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép; Khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu; Khu vực nước dưới đất bị mặn và khu vực ven biển có tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau; Khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn 1km tới các bãi rác, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang; Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu - cụm công nghiệp đã hệ thống cấp nước tập trung.
 
Theo đó, diện tích phải đăng ký khai thác nước dưới đất của các địa phương gồm có: Thành phố Vũng Tàu có 132,6 km²; thành phố Bà Rịa 87,2 km²; thị xã Phú Mỹ 252,9 km²; huyện Long Điền 56,9 km²; Châu Đức 414.4 km²; Đất Đỏ 196,9 km²; Xuyên Mộc 538,2 km²; Côn Đảo 74,4 km²
 
Quyết định số 1894 là cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý, cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước dưới đất, công tác kiểm kê công trình, khối lượng khai thác nước dưới đất. Do vậy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các Sở ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện. Đồng thời, giao Sở TN&MT định kỳ 5 năm hoặc khi cần thiết sẽ rà soát, tham mưu UBND tỉnh quyết định việc điều chỉnh danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên đạ bàn tình để phù hợp với tình hình thực tế.

Nguồn tin: Báo Tài nguyên và Môi trường

  •  
Các tin khác

Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.