Tọa đàm trực tuyến “Giải pháp, công nghệ thi công xây dựng trụ điện gió trên biển”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/12/2021 | 9:35:52 Sáng

8h00’ sáng ngày 25/12/2021, Tạp chí Xây dựng ,Bộ Xây dựng phối hợp với Công ty CP Thương mại Xi măng Sao Mai tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Giải pháp, công nghệ thi công xây dựng trụ điện gió trên biển”.

Tọa đàm trực tuyến

Kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà khoa học cho thấy, công tác thi công trụ điện gió trên biển luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, phải tuân theo những điều kiện tự nhiên của thời tiết như gió và sóng…

Như vậy, ngoài việc phải tối ưu thời gian thực hiện, các bước thi công phải được lên kế hoạch chi tiết, phải đề xuất được kịch bản cụ thể, khả thi các phương án xử lý tối ưu cho từng tình huống có thể xảy ra, nhằm bảo đảm an toàn lao động, chất lượng công trình và tiến độ như kế hoạch đã đặt ra.

Để các chuyên gia, nhà khoa học và các bên tham gia vào các dự án lớn có dịp được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của nhau về các công tác thi công dự án điện gió trên biển, Tạp chí Xây dựng tổ chức webinar với chủ đề: "Giải pháp, công nghệ thi công xây dựng trụ điện gió trên biển”, với sự tham gia của các chuyên gia điều phối của TS. Phan Hữu Duy Quốc – Phó TGĐ Công ty cổ phần xây dựng COTECCONS.

Các chuyên gia thuyết trình: TS. Nguyễn Việt Hưng – Tổng Giám đốc Công ty CTV WIND Việt Nam: "Thách thức và giải pháp năng lượng gió ngoài khơi: Một vài bài học từ các dự án gần bờ ở Việt Nam"; KTS. Phạm Thanh Tú – Giám đốc Công ty cổ phần Bê tông Đường Thủy: "Giải pháp hiệu quả cho việc cấp bê tông trụ điện gió trên biển"; KS. Lê Phát Nghĩa – Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức – Long An: "Giải pháp và kỹ thuật sản xuất cọc bê tông ly tâm dự ứng lực cho công trình điện gió trên biển"; TS. Nguyễn Duy Quang – Trưởng phòng Thiết kế, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Khang Đức: "Giải pháp công nghệ thi công và các thách thức khi thi công dự án điện gió trên biển"; Thạc Sĩ, Kỹ Sư Janne Kristin Pries – Giám đốc sản phẩm cho công trình Thủy, Tập đoàn NAUE, Đức; KS. Nguyễn Văn Trung – Giám đốc Công Ty CP Vận Tải Liên Hiệp Huy Hoàng (HTL): "Bài học kinh nghiệm cho quá trình vận chuyển và lắp đặt turbine điện gió trên biển".

Tùng Anh


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Sử dụng cốt liệu tái chế từ chất thải phá dỡ công trình xây dựng có thể bảo tồn tài nguyên cốt liệu tự nhiên, giảm nhu cầu chôn lấp và góp phần xây dựng môi trường xây dựng bền vững.

Ngày nay, việc tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp ở Việt Nam đã trở thành ưu tiên được quan tâm và triển khai rộng rãi, hướng đến mục tiêu vào năm 2035, ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng thân thiện với môi trường.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 13-2024.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 11-2024.