Các khí nhà kính trong khí quyển đang giảm nhanh hơn dự kiến

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/6/2024 | 4:34:31 Chiều

Ngày 12/6, trên tạp chí Nature Climate Change các nhà khoa học đã công bố rằng các khí gây hại trong khí quyển đang giảm nhanh hơn dự kiến.


Sự hồi phục của tầng ozone là minh chứng cho thấy hiệu quả của các nỗ lực chung trong việc bảo vệ Trái đất

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nồng độ của các chất ô nhiễm này trong khí quyển bằng cách sử dụng dữ liệu từ Thí nghiệm Khí quyển Toàn cầu Nâng cao và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia của Mỹ.

Nghiên cứu tiết lộ mức độ hydrochlorofluorocarbon (HCFC) trong khí quyển - loại khí gây hại tạo ra lỗ hổng trong tầng ozone - đã đạt đỉnh vào năm 2021, sớm hơn 5 năm so với dự đoán. 

Nghị định thư Montreal được ký kết vào năm 1987, nhằm loại bỏ dần các chất làm suy giảm tầng ozone, chủ yếu được tìm thấy trong thiết bị lạnh, máy điều hòa và bình xịt dạng aerosol.

Theo đó, các loại CFC độc hại nhất đã bị loại bỏ vào năm 2010 trong nỗ lực bảo vệ tầng ozone - lá chắn bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi tia cực tím có hại từ Mặt trời. Các hóa chất HCFC thay thế chúng dự kiến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2040. 

Trưởng nhóm nghiên cứu, Luke Western từ Đại học Bristol của Anh, cho biết: "Đây là một thành công toàn cầu to lớn. Chúng tôi thấy mọi thứ đang đi đúng hướng". Ông Western cho rằng sự suy giảm mạnh của HCFC là do hiệu quả của Nghị định thư Montreal, cùng với các quy định quốc gia chặt chẽ hơn và sự thay đổi của ngành công nghiệp trước lệnh cấm các chất ô nhiễm này.  

Phát hiện trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp định quốc tế và sự hợp tác toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường. Sự hồi phục nhanh chóng của tầng ozone là minh chứng cho thấy, với nỗ lực chung và chính sách hiệu quả, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho hành tinh.

LÂM HÀ
  •  
Các tin khác

Hệ thống thủy lợi Bắc Đuống là công trình thuộc địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, một số xã của huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ tưới, tiêu cho gần 50.000 ha

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Environmental Science and Technology đã tiết lộ một thực trạng các quốc gia đang công nghiệp hóa dẫn đầu về mức độ hấp thụ vi nhựa toàn cầu.

Vùng Amazon cung cấp khoảng 30% - 40% oxygen và 1/5 lượng nước ngọt trên Trái đất. Mặc dù khu vực này quan trọng như vậy nhưng chúng ta vẫn biết rất ít về nó.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 22-2024.