Các khí nhà kính trong khí quyển đang giảm nhanh hơn dự kiến

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/6/2024 | 4:34:31 Chiều

Ngày 12/6, trên tạp chí Nature Climate Change các nhà khoa học đã công bố rằng các khí gây hại trong khí quyển đang giảm nhanh hơn dự kiến.


Sự hồi phục của tầng ozone là minh chứng cho thấy hiệu quả của các nỗ lực chung trong việc bảo vệ Trái đất

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nồng độ của các chất ô nhiễm này trong khí quyển bằng cách sử dụng dữ liệu từ Thí nghiệm Khí quyển Toàn cầu Nâng cao và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia của Mỹ.

Nghiên cứu tiết lộ mức độ hydrochlorofluorocarbon (HCFC) trong khí quyển - loại khí gây hại tạo ra lỗ hổng trong tầng ozone - đã đạt đỉnh vào năm 2021, sớm hơn 5 năm so với dự đoán. 

Nghị định thư Montreal được ký kết vào năm 1987, nhằm loại bỏ dần các chất làm suy giảm tầng ozone, chủ yếu được tìm thấy trong thiết bị lạnh, máy điều hòa và bình xịt dạng aerosol.

Theo đó, các loại CFC độc hại nhất đã bị loại bỏ vào năm 2010 trong nỗ lực bảo vệ tầng ozone - lá chắn bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi tia cực tím có hại từ Mặt trời. Các hóa chất HCFC thay thế chúng dự kiến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2040. 

Trưởng nhóm nghiên cứu, Luke Western từ Đại học Bristol của Anh, cho biết: "Đây là một thành công toàn cầu to lớn. Chúng tôi thấy mọi thứ đang đi đúng hướng". Ông Western cho rằng sự suy giảm mạnh của HCFC là do hiệu quả của Nghị định thư Montreal, cùng với các quy định quốc gia chặt chẽ hơn và sự thay đổi của ngành công nghiệp trước lệnh cấm các chất ô nhiễm này.  

Phát hiện trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp định quốc tế và sự hợp tác toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường. Sự hồi phục nhanh chóng của tầng ozone là minh chứng cho thấy, với nỗ lực chung và chính sách hiệu quả, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho hành tinh.

LÂM HÀ
  •  
Các tin khác

Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Sản phẩm cấu kiện bê tông thương hiệu AMACCAO

Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.