Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn tài nguyên biển

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/11/2021 | 2:24:56 Chiều

 Để bảo vệ bền vững môi trường biển, Bộ TN-MT kiến nghị các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác bảo tồn biển, gìn giữ đa dạng sinh học, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng như bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển.

Báo cáo môi trường biển giai đoạn 2016-2020 của Bộ TN-MT cho thấy, các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy thoái đa dạng sinh học. 

Hiện có 100 loài sinh vật biển ở nước ta bị đe dọa, nhiều loài quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ IUCN yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ (37 loài cá biển, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 21 loài ốc, 6 loài hai mảnh vỏ, 3 loài mực, 1 loài sam).

tm-img-alt
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển một cách hợp lý. Ảnh: ITN

Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) và một số tổ chức quốc tế chỉ ra rằng, hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Để bảo vệ bền vững môi trường biển, Bộ TN-MT kiến nghị các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác bảo tồn biển, gìn giữ đa dạng sinh học, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng như bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển. Những tỉnh thành trực thuộc Trung ương có biển phối hợp với Bộ TN-MT, Bộ KH-ĐT xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển.

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.