Tiềm năng điện mặt trời áp mái ở Thành phố Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/6/2023 | 9:37:01 Sáng

Tiềm năng phát triển và ứng dụng điện mặt trời mái nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, có thể đạt khoảng 5.081 MWp. Vì thành phố có số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 100 - 300 giờ, liên tục trong suốt cả năm.

Báo cáo của Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố có số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 100 - 300 giờ, liên tục trong suốt cả năm, không bị gián đoạn như ở miền Bắc. Lượng bức xạ lớn, trung bình khoảng 1.581 kWh/m2/năm, cao nhất là 6,3 kWh/m2/ngày.
Hệ thống điện mặt trời với công suất 750Kwp tại Thủ Đức
Hệ thống điện mặt trời với công suất 750Kwp tại Thủ Đức
Thống kê của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC), thành phố hiện có tổng cộng 14.152 hệ thống điện mặt trời mái nhà (hay còn gọi là điện mặt trời áp mái), với tổng công suất 355,198 MWp đang hoạt động (chiếm khoảng 7% công suất trung bình của toàn bộ hệ thống điện). 
Tuy nhiên con số trên chưa xứng với tiềm năng phát triển điện mặt trời của Thành phố. Tiềm năng phát triển và ứng dụng điện mặt trời mái nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể đạt khoảng 5.081 MWp - gấp 14 lần công suất hiện hữu. 
Có 4 nhóm đối tượng có thể phát triển mô hình này: nhóm cơ quan hành chính chiếm 3,27%; nhóm sản xuất chiếm 31,28%; nhóm thương mại dịch vụ chiếm 3,1% và nhóm hộ gia đình chiếm 62,34%.
Các chuyên gia cho rằng vấn đề mấu chốt hiện nay là các bên liên quan cần ban hành quy trình để hướng dẫn thực hiện, lắp đặt, thực thi các chính sách khuyến khích phát triển ứng dụng điện mặt trời một cách thuận lợi và nhanh chóng.

BẮC LÃM



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.