60% tổng lượng dòng chảy các sông của nước ta là từ nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/6/2023 | 9:36:57 Sáng

Theo Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016-2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) 60% tổng lượng dòng chảy các sông của nước ta là từ nước ngoài.

Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài
Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài. Ảnh minh hoạ: ITN
Việt Nam có 3.450 sông, suối, với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó 405 sông, suối liên tỉnh; 3.045 sông, suối nội tỉnh. Tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 844 tỷ m3, chủ yếu tập trung vào mùa mưa (từ 3 -5 tháng), mùa khô (từ 7 - 9 tháng) chỉ chiếm từ 20 - 30% lượng dòng chảy năm. Mặt khác, dòng chảy hàng năm phân bố không đều chủ yếu trên lưu vực sông (LVS) Cửu Long (khoảng 56%), LVS Hồng - Thái Bình (khoảng 18%), còn lại ở các LVS khác. Phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam là các sông xuyên biên giới.
Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài,  tổng lượng nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam khoảng 504 tỷ m3, chiếm 60% tổng lượng dòng chảy của các sông của nước ta, cụ thể: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tới 95% tổng lượng nước là từ nước ngoài (Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia) chảy vào và ở LVS Hồng -Thái Bình có gần 40% tổng lượng nước là từ Trung Quốc. Trong các năm gần đây, các quốc gia ở thượng nguồn đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng công trình thủy điện trên lưu vực sông (LVS) Mê Công và sông Hồng (trên 20 hồ thủy điện lớn) đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam, đe dọa an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, việc gia tăng khai thác sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn còn có nguy cơ gây ô nhiễm, thiếu hụt phù sa ở hạ lưu tác động đến hệ sinh thái, suy thoái nguồn nước.
(Nguồn: Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016-2021).

LÂM HÀ



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.