UNECE kêu gọi thường xuyên kiểm tra về các hoạt động thực hiện theo Công nước về Nước năm 1992

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/2/2021 | 5:06:04 Chiều

Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế (Công ước về nước) là một nền tảng pháp lý và liên chính phủ duy nhất nhằm thúc đẩy việc sử dụng bền vững các vùng nước xuyên biên giới.

Được thông qua như một hiệp ước ở quy mô khu vực vào năm 1992 nhưng đến năm 2016 công ước này đã trở thành một công ước toàn cầu. Đã có nhiều quốc gia bên ngoài khu vực châu Âu tham gia và hiện đang trong quá trình gia nhập Công ước. Vào giữa năm 2020, Công ước về Nước có 44 Bên tham gia, trong đó có 3 Bên đến từ bên ngoài khu vực Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc (UNECE) và nhiều nước khác đang trong quá trình gia nhập.

Công ước về Nước là một cơ chế để tăng cường hợp tác quốc tế và các biện pháp quốc gia để quản lý và bảo vệ lành mạnh về mặt sinh thái đối với các vùng nước mặt và nước ngầm xuyên biên giới. Hơn nữa, nó cung cấp một nền tảng liên chính phủ cho sự phát triển hàng ngày và thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới.
Tháng 12 năm 2020, UNECE đã kêu gọi các nước thành viên cũng như các quốc gia đang trong quá trình gia nhập Công ước thường xuyên kiểm tra các hoạt động thực hiện theo công ước, đồng thời ra mắt ấn phẩm mới nhằm cung cấp những thông tin làm rõ về giá trị gia tăng của Công ước Nước ở cấp độ toàn cầu, xuyên biên giới và quốc gia. Ấn phẩm này giải thích các nghĩa vụ theo Công ước về Nước và cách thức hoạt động của nền tảng thể chế, cũng như những lợi thế để các Quốc gia trở thành Thành viên của Công ước. Nó cũng giải quyết mối quan hệ giữa Công ước Nước và Công ước Liên hợp quốc năm 1997 về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy (đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 21/5/1997).
Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)
Nguồn tin: unwater.org

  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.