Australia ghi nhận nhiệt độ cao tới 50,7 độ C ở khu vực Tây Bắc

  • Cập nhật: Thứ bảy, 15/1/2022 | 10:53:50 Sáng

Theo tiến sỹ Martin Rice - Giám đốc Hội đồng Khí hậu Australia, nhiệt độ tăng cao kỷ lục ghi nhận tại Australia là một phần của xu hướng ấm lên lâu dài do hoạt động đốt than đá, dầu mỏ và khí đốt.

Australia ghi nhan nhiet do cao toi 50,7 do C o khu vuc Tay Bac hinh anh 1
Khu vực Pilbara của Australia ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục. (Nguồn: Getty Images)

Nhà chức trách Australia ngày 14/1 khuyến cáo người dân nước này ở trong nhà khi thời tiết nắng nóng đang bao trùm khu vực bờ biển phía Tây Bắc của nước này, với nhiệt độ ghi nhận lên tới 50,7 độ C - cao nhất trong 62 năm qua.

Khu vực Pilbara có mỏ quặng sắt nằm ở phía Tây Bắc của Australia đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục nói trên trong ngày 13/1. Thời tiết ở khu vực này thường xuyên khô, nóng, với nhiệt độ vào thời điểm này trong năm thường xuyên ở mức trên 30 độ C.

Theo dữ liệu của Cơ quan Đại dương và Khí quyển Mỹ, năm 2021 là năm nóng thứ 6 của Trái Đất.

Hội đồng Khí hậu Australia cảnh báo nước này sẽ thường xuyên phải hứng chịu nắng nóng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

Giám đốc hội đồng này, tiến sỹ Martin Rice cho rằng nhiệt độ tăng cao kỷ lục ghi nhận tại Australia là một phần của xu hướng ấm lên lâu dài do hoạt động đốt than đá, dầu mỏ và khí đốt.

Theo ông, đến năm 2030, các thành phố Sydney và Melbourne có thể trải qua những ngày Hè lên tới 50 độ C. Ông nhấn mạnh nắng nóng khắc nghiệt đã gây ra "những hậu quả thảm khốc" tại Australia và những đợt nắng nóng là "sát thủ thầm lặng" cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn bất cứ hiện tượng thời tiết cực đoan nào khác.

Theo một báo cáo toàn cầu, nắng nóng đã khiến Australia thiệt hại trung bình 10,3 tỷ AUD (7,48 tỷ USD) và 218 giờ lao động mỗi năm trong 2 thập kỷ qua./.

 Nguồn TTXVN

 
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.