Rác ứ đọng gây ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/2/2022 | 11:06:04 Sáng

Báo Công an nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa đưa tin Thành phố Hồ Chí Minh rác vẫn "bủa vây" nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân sống xung quanh.

Theo đó, tình trạng rác ứ đọng gây ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn không thuyên giảm, dù trước đó chính quyền thành phố đã đưa ra nhiều phương án xử lý. Kênh Tàu Hũ, kênh Tẻ, các kênh rạch ở quận 8, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phường 14 … đều đang phải chịu tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vì tình trạng người dân vứt rác bừa bãi, tạo thành các bãi rác trên bờ kênh, có khi vứt thẳng xuống kênh, hoặc do nước thải của các hoạt động sản xuất - kinh doanh của các hộ gia đình dọc hai bên bờ. Những bãi rác tự phát đã hình thành từ lâu, không được xử lý gặp khi triều lên, rác trôi ra giữa dòng, nổi lềnh bềnh; thủy triều xuống, nhiều bãi rác dưới lòng kênh phơi ra bốc mùi hôi thối. 
Rác ứ đọng gây ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Rác bủa vây tuyến đường sắt dọc đường Kha Vạn Cân
Bãi rác tự phát trên nhiều tuyến đường của Thành phố Hồ Chí Minh như đường Nguyễn Văn Linh, tuyến đường sắt dọc đường Kha Vạn Cân (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức). Được biết, chính quyền địa phương đã nhiều lần phối hợp với Công ty môi trường đô thị thu gom rác tại các điểm nóng này, nhưng chỉ ít ngày sau người dân vẫn thản nhiên mang rác ra vứt.
Thời gian qua, một số quận huyện trên địa bàn TPHCM đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh môi trường, trong đó có áp dụng hệ thống camera giám sát an ninh, nhưng không xuể, bởi việc ghi hình, xử phạt xả rác qua "mắt thần" vẫn còn bất cập, nhất là với người từ nơi khác mang rác đến dù có ghi nhận được biển số xe cũng khó tìm ra tên tuổi, địa chỉ. Chính vì thế rất cần thêm quy định tăng nặng mức xử phạt, bổ sung chế tài bắt buộc như công khai tên tuổi trên phương tiện truyền thông, gửi thông báo về địa phương và cơ quan chủ quản, phạt lao động công ích... đối với những người cố tình tái phạm. 

PV (T/H)


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.