Các khu công nghiệp tại Quảng Nam gấp rút phòng chống bão Noru

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/9/2022 | 11:27:11 Sáng

Cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnhQuảng Nam, đặc biệt là tại các khu, cụm công nghiệp đang tốc lực thực hiện các phần việc phòng, chống bão Noru. 

Những bao cát được chèn lên trên mái tôn của các nhà xưởng. Ảnh: D.L
Những bao cát được chèn lên trên mái tôn của các nhà xưởng. 

Ghi nhận đến hết ngày hôm nay 26.9, tại Khu công nghiệp (KCN) Tam Thăng (TP.Tam Kỳ) các DN đã thực hiện nhiều phần việc phòng chống bão như tại Công ty TNHH Moonchang Vina, công ty đã phân công nhân lực chần mái tôn, gia cố lại những vị trí ở xưởng sản xuất bị yếu, chuyển toàn bộ hàng hóa vào kho.

Ngoài việc tăng cường cùm chống bão thì cát, nước được sử dụng nhiều. Ảnh: D.L
Ngoài việc tăng cường cùm chống bão thì cát, nước được sử dụng nhiều. 

Hay tại Công ty Jay Jay Vina, toàn bộ các phần việc cấp thiết như chèn, chống, gia cố nhà xưởng, chần mái tôn, kiểm tra toàn bộ hệ thống điện đảm bảo an toàn... đã hoàn thiện. Công ty cũng đã lên phương án cho toàn bộ nhân viên, công nhân nghỉ làm việc từ trưa ngày 27.9.

Cây xanh tại các tuyến đường nội bộ khu công nghiệp được chặt tỉa. Ảnh: D.L
Cây xanh tại các tuyến đường nội bộ khu công nghiệp được chặt tỉa. 

Theo ông Vũ Hồng Nhân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai (CIZIDCO) (là chủ đầu tư các KCN Bắc Chu Lai, Tam Thăng), thì đơn vị đã triển khai công tác phòng chống cơn bão số 4, đã chuyển các công điện, văn bản chỉ đạo xây dựng phương án phòng chống cơn bão số 4 đến từng doanh nghiệp đầu tư trong các KCN.

Nhân viên các công ty thực hiện các phần việc chống bão cấp bách. Ảnh: D.L
Nhân viên các công ty thực hiện các phần việc chống bão cấp bách. 

Ông Nhân cho biết: "Các DN trong KCN đã xây dựng và triển khai các phương án phòng chống bão từ thứ 7 (ngày 24.9) đến nay, đa số các DN đầu tư mới từ năm 2017 đến nay, nhà xưởng đầu tư khá kiêng cố, có mái đã kìm chống bão nên cơ bản nhà xưởng đảm bảo an toàn, bên cạnh đó, một số DN khác đã sử dụng phương án gia cố mái, nhà xưởng, chần cát, nước, dây bảo vệ để bảo vệ nhà xưởng, giằng thép chắn cửa. Hiện một số DN đã gấp rút hoàn thành trước 17h00 ngày 26.9. Một số DN đã có phương án cho người lao động nghỉ làm ngày 27.9.

 

Cạnh đó, chủ đầu tư các KCN trên địa bàn tỉnh cũng đã cắt tỉa cây để chống gãy đỗ, khơi thông dòng chảy để tránh ngập úng, có phương án bảo vệ nhà máy xử lý nước thải, chống chảy tràn, cử đội phòng chống bão để theo dõi báo cáo tình hình kịp thời trước, trong và sau bão cho các cơ quan chức năng.

Cho đến cuối giờ chiều hôm nay 26/9, các công ty vẫn đang thực hiện việc chống bão. Ảnh: D.L
Cho đến cuối giờ chiều hôm nay 26/9, các công ty vẫn đang thực hiện việc chống bão. 

Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu Công nghiệp tỉnh đã kiểm tra tại các KCN trong tỉnh, các đơn vị đã và đang gấp rút hoàn thành các phần việc phòng chống cơn bão mạnh này. Đối với Khu hậu cần cảng Chu Lai Trường Hải và Cảng Kỳ Hà, Ban quản lý cảng đã triển khai công tác phòng chống bão, đã có phương án bảo vệ các nhà kho, kho ngoại quan, gia cố, chèn cửa, dùng bạt che đậy hàng hoá lưu giữ ở kho. Về khu vực cảng đã cố định móc cần cẩu, chân đế của cần trục, cố định băng chuyền. Đã nạo vét cống rãnh thoát nước, ràng buộc cầm cố container tại bãi.

Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu Công nghiệp tỉnh đã chỉ đạo chủ đầu tư các KCN tăng cường giám sát, tổ chức xây dựng phương án chống bão, theo dõi, nắm bắt thông tin tình hình của các công trình trong KCN, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng trước, trong và sau bão. Ngoài ra, tại buổi kiểm tra cảng Kỳ Hà, lãnh đạo Ban cũng đã chỉ đạo bổ sung thêm phương án phòng chống bão để đảm bảo an toàn các kho hàng hóa do vị trí sát vùng nước và không gian trống./.


Bảo My (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.