Đi tìm giải pháp khí sinh học bảo vệ khí hậu

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/10/2022 | 5:00:31 Chiều

Sáng kiến nghiên cứu khoa học với chủ đề “Giải pháp khí sinh học” nhằm mục tiêu đóng góp cho Hội nghị quốc tế chuyên đề khí sinh học diễn ra ngày 18 - 19/10/2022, hướng tới phát thải ròng bằng 0.

Đi tìm giải pháp khí sinh học bảo vệ khí hậu
Ảnh minh hoạ
Sáng kiến do Dự án "Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam” (BEM) thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ và khoa Điện, trường Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội đồng tổ chức.
Chủ đề dự thi (nhưng không giới hạn) gồm: sáng kiến xanh về công nghệ sản xuất khí sinh học; sáng kiến sử dụng khí sinh học hiệu quả; sáng kiến sử dụng khí sinh học làm nguồn phát phân tán nhiệt, hơi, điện thân thiện với môi trường và phục vụ lưới điện thông minh.
Đối tượng tham gia là cá nhân hoặc nhóm (không quá 5 thành viên) là học sinh tại các trường THPT chuyên và sinh viên/học viên các trường đại học trên cả nước. Hạn chót nhận hồ sơ là ngày 11/10/2022; lễ công bố kết quả dự kiến diễn ra vào ngày 14/10/2022.
Thí sinh quan tâm gửi báo cáo tóm tắt ý tưởng nghiên cứu và 1 poster theo mẫu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh tới email: Biogas.innovation@gmail.com.
Các thí sinh đạt giải cao nhất sẽ được lựa chọn để hướng dẫn phát triển thành bài báo khoa học và nếu đáp ứng yêu cầu, bài dự thi sẽ được đăng trên tạp chí khoa học; tham dự và chia sẻ sáng kiến nghiên cứu tại Hội nghị quốc tế chuyên đề khí sinh học (18 - 19/10/2022 tại Hà Nội); tham gia kết nối với các doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành.


Bắc Lãm



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.