COP28 cần tập trung vào hành động thay vì chỉ đưa ra các tầm nhìn

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/1/2023 | 10:55:26 Sáng

Đây là khẳng định của cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki-moon trong chuyến thăm Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), nước chủ nhà Hội nghị COP28 trong năm nay.

Phát biểu tại Dubai, cựu TTK LHQ nhấn mạnh: "Nhiều quốc gia, cá nhân đã đưa ra các tầm nhìn, chúng ta không cần thêm nữa. Chúng ta cần một hội nghị COP của các giải pháp, một hội nghị COP của các hành động”.

Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại Ai Cập tháng 11/2022 đã tạo được một bước ngoặt với thỏa thuận về quỹ đền bù cho những tổn thất từ các thảm họa tự nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu mà các nước đang phát triển phải gánh chịu, cũng như làm chậm lại những tác động như hiện tượng nước biển dâng.

Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn cho rằng hội nghị không đạt được nhiều tiến triển trong việc giảm khí thải từ nhiên liệu hóa thạch làm Trái đất ấm lên.

tm-img-alt
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. Ảnh: Naradanews

Ông Ban Ki-moon kêu gọi nước chủ nhà của COP28 cân nhắc "hài hòa hóa” giữa việc thích nghi với những thiệt hại, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra. Ông nêu rõ: "Chúng ta phải giúp các nước đang phát triển thích nghi với điều kiện đang thay đổi, nhưng nếu điều kiện đã bị tổn hại thì sao? Chúng ta cần hỗ trợ để các nước có thể phục hồi từ những tổn thất và thiệt hại đó”.

 

UAE đã chỉ định công ty dầu khí quốc gia làm chủ tịch hội nghị COP28 sắp tới, làm dấy lên những chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà hoạt động môi trường. Nước sản xuất và xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này đã bày tỏ quan điểm rằng dầu mỏ vẫn là một phần không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu, trong khi nhấn mạnh lợi ích của các giải pháp thu giữ carbon, loại bỏ CO2- khí thải chính gây hiệu ứng nhà kính, từ hoạt động đốt nhiên liệu hay trong không khí.

UAE là quốc gia Arab thứ hai sau Ai Cập đăng cai một kỳ hội nghị COP. Theo kế hoạch, Hội nghị COP28 sẽ diễn ra tại Dubai vào tháng 11/2023.


Đại Phong (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.