Nghệ An xuất hiện mưa đá, lốc xoáy

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/3/2023 | 2:33:46 Chiều

Vào chiều tối 21/3, hai huyện miền núi Quỳ Châu và Quế Phong của tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của mưa đá kèm lốc xoáy. Đây là hiện tượng thời tiết bất thường gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.

Thông tin từ Ủy ban Nhân dân huyện Quế Phong, Nghệ An, cho biết chiều tối 21/3 tại một số địa phương trên địa bàn huyện có xuất hiện mưa đá, gió lốc.

Trận mưa đá, gió lốc kéo dài khoảng 45 phút, gây hại nặng nhất tại các xã Mường Nọc, Châu Kim, Tiền Phong và thị trấn Kim Sơn.

Hiện chưa có thống kê chính xác mức độ thiệt hại, nhưng bước đầu cho thấy, tại những địa phương này có một số nhà dân, trường học bị tốc mái, cây cối ngã đổ.

tm-img-alt
Những hạt mưa đá to bằng ngón tay người lớn. Ảnh: ITN

Trước đó, tối 18/3, trên địa bàn một số xã ở huyện miền núi Kỳ Sơn cũng đã xuất hiện mưa đá làm hư hỏng hoa màu, nhà dân.

 

Tại các huyện miền núi trong tỉnh Nghệ An, vào mùa này thường xuất hiện hiện tượng bất thường của thời tiết, phổ biến là giông tố, mưa đá.

Chính quyền địa phương cảnh báo người dân có biện pháp phòng, chống, đề phòng thời tiết bất thường, gây hại tính mạng và tài sản, hoa màu.../.


Minh Anh (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam (T/h)

  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.