New York chìm trong khói bụi mịt mù

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/6/2023 | 5:01:27 Chiều

Người dân ở New York - Mỹ được khuyến khích ở yên trong nhà sau khi các vụ cháy rừng ở Canada làm chất lượng không khí tại khu vực này xấu đi nghiêm trọng.

Đài ABC News hôm 7.6 đưa tin các vụ cháy rừng ở Canada khiến bầu trời ở phần lớn khu vực Đông Bắc nước Mỹ chìm trong khói mù. Cảnh báo chất lượng không khí xấu đi nghiêm trọng được ban hành tại ít nhất 16 bang của Mỹ, bao gồm New York.

Các quan chức Canada cho biết lực lượng cứu hỏa đang vất vả khống chế ngọn lửa. Trong mùa cháy rừng năm nay, tính đến hiện tại, Canada ghi nhận hơn 3,5 triệu ha rừng bị đốt cháy. Diện tích này lớn hơn bang Vermont - Mỹ.

New York chìm trong khói bụi mịt mù
Bầu trời chuyển màu cam ở New York hôm 7.6. Ảnh: Reuters

Hôm 7.6, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu về các vụ cháy rừng ở Canada. Theo Nhà Trắng, ông Biden cam kết hỗ trợ bổ sung và thảo luận về tác động đối với sức khỏe.

"Cho đến nay, Mỹ đã triển khai hơn 600 nhân viên cứu hỏa và thiết bị hỗ trợ Canada" - Nhà Trắng tuyên bố. Ông Trudeau cũng viết trên mạng xã hội Twitter rằng hàng trăm nhân viên cứu hỏa Mỹ đã tới Canada và lực lượng bổ sung đang đến.

 

Riêng tại TP New York - Mỹ, bầu trời chuyển sang màu cam do khói cháy rừng và chất lượng không khí tại khu vực này xấu đi nghiêm trọng. Văn phòng quản lý khẩn cấp New York đã ban hành cảnh báo từ chiều 6.6 trong khi Thị trưởng Eric Adams công bố bản tin về chất lượng không khí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe vào lúc 23 giờ 30 phút tối 6.6 (giờ địa phương).

New York chìm trong khói bụi mịt mù
Cháy rừng ở tỉnh Quebec (phải) nhìn từ trên cao. Ảnh: AP

Đáng lo ngại, tổ chức IQ Air chuyên theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới vừa xếp TP New York đứng đầu danh sách bảng xếp hạng chất lượng không khí tồi tệ nhất. Trên bộ phận theo dõi chất lượng không khí của chính phủ Mỹ, TP New York có số điểm là 392 điểm, xếp loại tồi tệ và nguy hiểm.

Tiến sĩ Ryan Stauffer, nhà khoa học Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết ô nhiễm không khí ở Đông Bắc nước Mỹ do cháy rừng ở Canada tuần này là "hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm". Tình trạng này có thể kéo dài trong 2 ngày tới.

 

Các vụ cháy rừng ở tỉnh Quebec - Canada gần đây tạo nên những đám khói dày đặc. Cùng lúc đó, hai hệ thống thời tiết ở miền Trung Canada và ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc nước Mỹ kết hợp, gây ra gió mạnh thổi những đám khói ở tỉnh Quebec về phía Đông Bắc nước Mỹ và Trung Đại Tây Dương.

Hiện Mỹ, Pháp, Nam Phi và New Zealand đã điều lực lượng cứu hỏa tới hỗ trợ Canada dập tắt cháy rừng. Khoảng 100 nhân viên cứu hỏa của Pháp sẽ đến tỉnh Quebec vào chiều 8-6. Ít nhất 119 nhân viên cứu hỏa khác từ Mỹ sẽ đến Canadavào vào cuối tuần này.


Phạm Nghĩa



Nguồn nld.com.vn

  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.