Điện rác Seraphin sắp đi vào hoạt động

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/4/2024 | 8:24:59 Sáng

Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, sắp tới sẽ có thêm một nhà máy xử lý rác thải phát điện đi vào hoạt, đó là Nhà máy Điện rác Seraphin tại thị xã Sơn Tây.



Dự án do Công ty cổ phần Công nghệ Môi trường xanh Seraphin làm chủ đầu tư, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và môi trường.

Nhà máy Điện rác Seraphin có công suất xử lý rác lên đến 2.250 tấn/ngày đêm và công suất phát điện đạt 37MW, sẽ trở thành nhà máy điện rác lớn thứ hai tại khu vực Đông Nam Á. Sử dụng công nghệ lò ghi cơ học Martin của Đức, đây là dự án đầu tiên ở Hà Nội sử dụng công nghệ này và đồng thời là dự án thứ hai xử lý rác thải trên địa bàn Thủ đô.

Đây là một giải pháp bền vững trong việc giảm tỷ lệ chôn lấp rác của Thành phố từ 100% xuống còn 3%. Dự án này được đánh giá cao và được hy vọng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về môi trường mà Hà Nội đang phải đối diện.

Ngày 3/4 , Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra, khảo sát dự án. Bí thư Thành uỷ ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và chủ đầu tư trong việc triển khai dự án này. Thành phố cam kết sẽ đồng hành cùng chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục, kiến nghị với các bộ, ngành, Chính phủ, nhất là giúp điện nhà máy sản xuất ra hòa được vào lưới điện quốc gia.

Dự kiến, nhà máy Điện rác Seraphin sẽ vận hành (chưa phát điện) vào ngày 31/5/2024 và đi vào vận hành chính thức vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

TÚ ANH

  •  
Các tin khác

Sau gần 4 năm triển khai mô hình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Du, chương trình đã thu gom được trên 56 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với 5,6 triệu vỏ hộp sữa.

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên của Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã cùng nhau trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Việt Nam cùng với gần 180 quốc gia đã bước vào Phiên thứ tư Hội nghị đàm phán liên chính phủ về xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa (INC-4) tại Ottawa, Canada. Đây là phiên đàm phán có số lượng đại biểu đăng ký tham dự đông nhất từ trước đến nay với gần 4.200 đại biểu của các quốc gia thành viên, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp.

Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.