Phú Quốc: Xem xét đầu tư Nhà máy xử lý rác khoảng 300 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/4/2024 | 8:25:01 Sáng

UBND tỉnh Kiên Giang đã nhận được tờ trình từ UBND TP Phú Quốc về việc đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác tại Bãi Bôn, xã Hàm Ninh.

Theo UBND TP Phú Quốc, rác thải sinh hoạt đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất trên địa bàn, gây ra nhiều rủi ro đến môi trường và cuộc sống của người dân cũng như du khách. Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ nhà máy xử lý rác nào hoạt động tại Phú Quốc.

Dự án trước đây đã bị thu hồi chủ trương đầu tư và không được triển khai. Với quy mô 14 ha tại Bãi Bôn, xã Hàm Ninh, dự án mới được đề xuất có công nghệ đốt kết hợp với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Dự kiến, tổng mức đầu tư cho dự án này khoảng 300 tỷ đồng. 

Theo UBND TP Phú Quốc, nguồn vốn thực hiện dự án theo tờ trình là từ ngân sách tỉnh, giao UBND TP Phú Quốc triển khai đầu tư công theo quy định. Dự kiến, sau khi dự án hoàn thành sẽ tổ chức đấu thầu khai thác hoặc giao cho Ban Quản lý công trình đô thị Phú Quốc vận hành khai thác.


Phú Quốc phát sinh hơn 200 tấn rác thải mỗi ngày. Ảnh: ITN

Hiện nay, Phú Quốc phát sinh hơn 200 tấn rác thải mỗi ngày, trong khi chỉ thu gom và tập kết được khoảng 180 tấn, chiếm 80%. Bãi rác ở Đồng Cây Sao, xã Cửa Dương đang vượt quá khả năng chứa đựng, gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Dự án này nếu được triển khai sẽ giải quyết vấn đề rác thải tại Phú Quốc, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

TÙNG LÂM
  •  
Các tin khác

Sau gần 4 năm triển khai mô hình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Du, chương trình đã thu gom được trên 56 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với 5,6 triệu vỏ hộp sữa.

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên của Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã cùng nhau trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Việt Nam cùng với gần 180 quốc gia đã bước vào Phiên thứ tư Hội nghị đàm phán liên chính phủ về xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa (INC-4) tại Ottawa, Canada. Đây là phiên đàm phán có số lượng đại biểu đăng ký tham dự đông nhất từ trước đến nay với gần 4.200 đại biểu của các quốc gia thành viên, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp.

Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.