2.000 tấn rác ùn ứ vì lò đốt dừng hoạt động

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/9/2020 | 9:58:16 Sáng

Đưa vào sử dụng chưa lâu, lò đốt rác tiền tỷ ở Hà Tĩnh phải dừng hoạt động vì không phù hợp thiết kế. Hàng nghìn tấn rác thải sinh hoạt chất như núi, chờ xử lý.


Bãi rác Phượng Thành rộng khoảng 3 ha, nằm giáp ranh hai xã Tùng Ảnh và Đức Hòa, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Đây là nơi tập kết rác thải, chôn lấp rác tự phát từ những năm 1990.

Năm 2017, UBND huyện Đức Thọ cho xây dựng lò đốt rác với tổng vốn 6 tỷ đồng, trong đó kinh phí xây lắp là 2,5 tỷ đồng. Theo thiết kế, lò đốt khi đi vào hoạt động xử lý 24 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày.

Tháng 3/2018, lò được đưa vào vận hành thử nghiệm nhưng chỉ vài tháng sau phải dừng hoạt động cho đến nay. Nguyên nhân là thiết kế không phù hợp và vị trí lò đốt không đảm bảo khoảng cách khu dân cư theo quy định (tối thiểu 500 m).

"Bãi rác nằm quá gần dân cư nên mùi hôi thối, nguồn nước ô nhiễm, ruồi muỗi khiến cuộc sống người dân đảo lộn. Trong khi lò đốt lại xử lý không phù hợp...”, người dân cạnh nơi xử lý rác nói. Trong ảnh, nhiều hạng mục của lò đốt rác bắt đầu hoen gỉ, xuống cấp.

Thiết kế của hệ thống lò đốt rác quá nhỏ so với lượng rác hàng chục tấn mỗi ngày.

Hàng nghìn tấn rác chất thành đống cao, bốc mùi hôi thối.

Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ cho biết mỗi ngày lượng rác trên địa bàn thải ra khoảng hơn 12 tấn. Bãi rác Phượng Thành hiện tồn đọng trên 2.000 tấn rác.

"Huyện ký hợp đồng xử lý rác với một công ty ở huyện Kỳ Anh nhưng chi phí vận chuyển cao, trong khi lượng rác đưa đi không nhiều nên việc dồn ứ là khó tránh khỏi. Về lâu dài, phải chờ xây dựng nhà máy điện rác ở thị xã Hồng Lĩnh. Phòng cũng đã có văn bản đề xuất cho tháo dỡ hệ thống lò đốt và xem khu vực xử lý này là bãi tập kết tạm", lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ nói. Trong ảnh, một phần bãi rác được chôn lấp khu vực phía sau lò đốt sau nhiều năm.

Phạm Trường/zingnews
  •  
Các tin khác

Trong thời gian tới, UBND huyện Tháp Mười chỉ đạo các ngành liên quan đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cả về nội dung và hình thức.

Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã đi vào vận hành 5 lò đốt, với công suất tiếp nhận và xử lý từ 4.000 đến 5.000 tấn/ngày, công suất phát điện là 90MW.

Kể từ khi Chính phủ Việt Nam cam kết mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và đặt ra lộ trình tham gia thị trường tín chỉ carbon, cho đến nay, mục tiêu này đã có những tín hiệu tích cực…

Sau gần 4 năm triển khai mô hình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Du, chương trình đã thu gom được trên 56 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với 5,6 triệu vỏ hộp sữa.