Bộ Y tế yêu cầu xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/8/2021 | 9:05:38 Sáng

Bên cạnh việc xử lý chất thải, Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển giao chất thải, đặc biệt là chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2, vỏ lọ vắc xin Covid-19, khẩu trang y tế, các phương tiện phòng hộ cá nhân đã qua sử dụng thải bỏ.

Bộ Y tế vừa có Công văn số 7027/BYT-MT về việc tăng cường quản lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Bộ Y tế đánh giá, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương dẫn đến gia tăng lượng chất thải liên quan đến người nhiễm SARS-CoV-2, người cách ly tại các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19, các cơ sở cách ly tập trung, nơi cách ly tại nhà; khu vực phong tỏa.
Theo Bộ Y tế, qua kiểm tra và phản ánh từ các cơ quan hữu quan, một số địa phương còn có tình trạng chưa thực hiện nghiêm túc việc phân loại, thu gom và xử lý triệt để chất thải từ hoạt động phòng, chống dịch.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch, phương án, hướng dẫn xử lý chất thải trong trường hợp dịch Covid-19 lây lan rộng ra cộng đồng và chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện. Cùng với đó, phối hợp với UBND cấp tỉnh thống kê, lựa chọn cơ sở xử lý chất thải nguy hại (có chức năng xử lý chất thải y tế) để thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phát sinh từ tỉnh, thành phố không có cơ sở xử lý chất thải y tế hoặc năng lực của cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại không bảo đảm.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương, bảo đảm các chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 được vận chuyển và xử lý kịp thời theo quy định.
Đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ liên quan, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện quản lý, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm theo quy định, không làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài.
"Đặc biệt, các địa phương chỉ đạo tăng cường khử khuẩn nước thải tại các cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19", Bộ Y tế nêu rõ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc chỉ đạo thực hiện nghiêm việc phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 và các chất thải khác tại đơn vị bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, không làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài. Cùng với đó, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển giao chất thải, đặc biệt là chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2, vỏ lọ vắc xin Covid-19, khẩu trang y tế, các phương tiện phòng hộ cá nhân đã qua sử dụng thải bỏ.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Xuân Lộc
Nguồn Hà Nội Mới
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.