Xả chất thải độc hại gây ô nhiễm nguồn nước có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/9/2021 | 11:42:04 Sáng

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Ðiển hình là bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư...


Ảnh minh hoạ
Hỏi: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trong sinh hoạt của người dân đang diễn ra khá trầm trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh ung thư.
Tuy nhiên, cần phải kể đến hành vi xả chất thải độc gây ô nhiễm nguồn nước đã làm thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống người dân, gây bức xúc trong dư luận. Vậy hành vi xả chất thải độc hại gây ô nhiễm nguồn nước bị xử lý như thế nào thưa Luật sư?
(Như Huy, Bình Lục, Hà Nam)

Luật sư trả lời:
Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Ðiển hình là bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư...
Hành vi mà bạn hỏi trên, phụ thuộc vào khối lượng nước thải, chất thải rắn chứa thành phần nguy hại nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra, xử lý về tội "Gây ô nhiễm môi trường” theo Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ xử lý theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường./.

Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.