Xâm nhập mặn cao nhất ở sông Cửu Long có thể tập trung trong tháng 2-3

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/2/2022 | 4:58:42 Chiều

Ông Phùng Tiến Dũng khuyến cáo tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.

Xam nhap man cao nhat o song Cuu Long co the tap trung trong thang 2-3 hinh anh 1
Cống sông Kiên ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất vùng Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang). (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Theo ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020.

Các đợt xâm nhập mặn có xu thế gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh từ đầu tháng 2.

Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2-3 (từ 13-17/2, từ 26/2-5/3, từ 14-19/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4 (từ 14-19/3, từ 28/3-3/4, từ 12-17/4).

Ông Phùng Tiến Dũng khuyến cáo tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.

 

Để phòng, chống xâm nhập mặn, các địa phương đầu tư gia cố, sửa chữa các cống đập không đảm bảo ngăn mặn; tổ chức đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt; xây dựng đưa vào vận hành trạm bơm dã chiến; mở vòi nước công cộng theo kế hoạch để cấp nước cho người dân; mở vận hành các giếng khoan dự phòng; khẩn trương thi công hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi bằng các nguồn vốn để phục vụ công tác phòng, chống hạn, mặn đảm bảo sản xuất.

Các địa phương tổ chức tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức về công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn; tuyên truyền vận động người dân thực hiện cắt vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng; sử dụng tiết kiệm nguồn nước, giữ gìn vệ sinh nguồn nước, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô; bơm trữ nước lên ruộng, ao, đầm.../.


Nguồn TTXVN

  •  
Các tin khác

Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.