Quảng Ninh: Nâng tỷ lệ hộ dân miền núi, nông thôn sử dụng nước sạch

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/1/2024 | 12:07:36 Chiều

Nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Do đó, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế, quan tâm đầu tư để nâng cao tỷ lệ sử dụng nước sạch cho người dân vùng nông thôn; góp phần đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Năm 2023, từ chương trình xây dựng NTM đã có 12 công trình cấp nước tập trung được xây dựng trên địa bàn các xã trong lộ trình hoàn thành các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Từ đó, nâng tổng số công trình trên địa bàn tỉnh là 274 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,96%. Trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 61,94%, tăng 4,94% so với đầu năm. Tỷ lệ hộ dân sử dụng từ nước sạch từ công trình cấp nước nhỏ lẻ đạt 38,03%.

Đáng chú ý, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 01-1:2018/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Bộ Y tế) đạt 86,37%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh và hộ dân tộc thiểu số sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 01-1:2018/BYT đạt 70,16%. Tỷ lệ hộ DTTS sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 01-1:2018/BYT đạt 67,17%. Nguồn nước ở các hồ chứa và các sông, suối đủ đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt, công nghiệp.

Để đạt được kết quả này, tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp nước sinh hoạt các địa phương khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS còn khó khăn. Tại Ba Chẽ, hàng loạt công trình cấp nước sạch đã được đưa vào sử dụng như: Nâng cấp nước sinh hoạt Khe Lầm phục vụ các thôn: Khe Mằn, Làng Cổng, Nà Bắp, Lang Cang (xã Đồn Đạc); hệ thống trạm xử lý nước sạch Hồ chứa nước Khe Mười phục vụ nước sinh hoạt các xã: Đồn Đạc, Nam Sơn và Cụm công nghiệp Nam Sơn.


Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Phong Dụ đã cung cấp nguồn nước sạch cho hơn 90% hộ dân của xã Phong Dụ (huyện Tiên Yên). Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Phong Dụ (huyện Tiên Yên) đã cung cấp nguồn nước sạch cho hơn 90% hộ dân của xã Phong Dụ. Ảnh: Lan Anh

Tại huyện Tiên Yên cũng có nhiều chương trình nước sạch triển khai, như: Xây dựng đập dâng nước Khe San và hệ thống đường ống, bể chứa, bể lọc cấp nước sinh hoạt xã Phong Dụ; xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung tại thôn Bắc Lù, Na Trang, Co Mười, Khe Liềng (xã Hà Lâu); xây dựng mới công trình nước sinh hoạt tập trung tại thôn Bản Buông, Bắc Cương, Khe Ngà (xã Hà Lâu); xây mới công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Khe Lặc, Đoàn Kết, Kéo Cai (xã Đại Dực)...

Các địa phương huy động sự tham gia tích cực của người dân đóng góp để xây dựng các công trình nước sinh hoạt. Điển hình, xã Quảng An (huyện Đầm Hà) có 1.427 hộ dân, trong đó hơn 74% dân số là đồng bào DTTS. Đến năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Quảng An đạt khoảng trên 40 triệu đồng/người/năm. Từ nhiều năm trước, người dân xã đã tích cực quyên góp xây dựng công trình nước sinh hoạt. Đến nay, xã có 7 công trình cấp nước tập trung, trong đó chỉ có 3 công trình do nhà nước đầu tư; 4 công trình do người dân đóng góp kinh phí.

Tuy vậy, việc cấp nước sạch đến bà con vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn do nhiều xã vùng cao ở các huyện miền núi, dân cư sống thưa thớt, việc đầu tư xây dựng đập, nhà máy xử lý, mạng lưới ống cung cấp, vận hành để đưa nước về tới các khu dân cư khá tốn kém...

Sở NN&PTNT đã phối hợp với Sở Xây dựng khảo sát, xây dựng Đề án Cấp nước sạch nông thôn Quảng Ninh đến năm 2025 và đã có phương án cấp nước sạch cho địa bàn xa trung tâm, xã đồng bào DTTS, miền núi, xã vùng cao... đảm bảo mục tiêu tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn đạt trên 70%. Cụ thể, đối với khu vực đã có hệ thống cấp nước sạch tập trung, nghiên cứu nâng công suất và mở rộng tối đa mạng lưới cấp nước từ công trình có hệ thống xử lý nước đáp ứng QCVN 01-1:2018/BYT; cải tạo, sửa chữa công trình chưa có hệ thống xử lý nước và công trình có hệ thống xử lý nước chưa đáp ứng QCVN 011:2018/BYT, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đáp ứng QCVN 01-1:2018/BYT. Đối với khu vực chưa có công trình cấp nước tập trung, nghiên cứu đầu tư xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch đảm bảo công suất cấp ổn định, trong đó có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư và phát huy hiệu quả công trình sau đầu tư.

Đối với các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng địa hình khó khăn... không có khả năng tiếp cận hệ thống cấp nước tập trung, tỉnh sẽ hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho các hộ gia đình với quy mô nhỏ cho 1 đến 2 hộ gia đình hoặc cho một nhóm hộ gia đình (10 đến 20 hộ), trong đó xây dựng chính sách hỗ trợ cấp nước cụ thể đối với từng đối tượng, như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn tiếp cận...

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Minh Sơn, bên cạnh việc tập trung đầu tư các nhà máy, mạng lưới cấp nước sạch, tỉnh Quảng Ninh cần đẩy mạnh việc tuyên truyền lợi ích của việc dùng nước sạch trong sinh hoạt, từng bước nâng cao nhận thức của người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu tài nguyên nước, cũng như áp dụng các công nghệ và phương thức sản xuất tiết kiệm nước thông qua việc phát triển các mô hình canh tác hợp lý, hệ thống nhà vệ sinh ít nước, chủ động phòng, chống, giảm thiểu tác hại tới tài nguyên nước.

Theo baoquangninh.vn
  •  
Các tin khác

Thường trực HĐND thành phố đã đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy, tăng cường xã hội hóa để đảm bảo các chỉ tiêu về cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập... nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân và bảo vệ môi trường.

Với nỗ lực không ngừng, Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hoà Tân đã ghi nhận những bước tiến vững chắc trong việc giảm thất thoát nước.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Với giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, những giếng cổ không chỉ là nơi cung cấp nước mà còn là nơi linh thiêng, được dân làng tôn kính và giữ gìn như một phần không thể tách rời của cuộc sống.