"Cấp cứu" những con rạch đen

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/2/2016 | 10:15:31 Sáng

(tapchicapthoatnuoc.vn) - Trên địa bàn quận Bình Thạnh (TP.HCM) vẫn tồn tại những con rạch đen, ô nhiễm môi trường ở mức nghiêm trọng suốt một thời gian dài, gây nhiều bức xúc cho người dân. Trước tình trạng này, Sở TN&MT TP.HCM đã đề xuất thực hiện một loạt các giải pháp để cải tạo những dòng kênh đen, trả lại môi trường sống cho người dân.

Ô nhiễm nghiêm trọng

Từ lâu, rạch Bùi Hiếu Nghĩa, Cầu Bông, Cầu Sơn, Long Vân Tự…đã mặc định trong suy nghĩ của người dân quận Bình Thạnh là những con rạch ô nhiễm, mong muốn được cải tạo sớm ngày nào tốt ngày ấy. rạch Lăng, rạch cầu Sơn, rạch Long Vân Tự

Rạch Bùi Hữu Nghĩa bắt đầu từ cống xả Diên Hồng (chợ Bà Chiểu) và kết thúc tại cầu Bùi Hữu Nghĩa (thuộc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) có chiều dài 554m, chiều rộng trung bình 2,2m.  Con rạch này  chủ yếu tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của người dân phường 1, quận Bình Thạnh và một phần từ chợ Bà Chiểu (tại khu vực cống xả Diên Hồng).

Rạch Cầu Bông là một phần của hệ thống rạch Xuyên Tâm. Rạch cầu Bông bắt đầu từ cầu Mới (Bạch Đằng) đến cầu Bùi Hữu Nghĩa (thuộc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) có chiều dài khoảng 1.500m. Rạch cầu Bông chủ yếu tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của người dân phường 2, 15, quận Bình Thạnh và nước thải từ rạch Long Vân Tự, cuối cùng đổ vào kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Ngoài ra, rạch cầu Bông còn là nơi vận chuyển các loại trái cây (dừa, chuối…) phục vụ cho các thương lái của chợ Bà Chiểu

Suốt nhiều năm qua, hai bên bờ rạch Bùi Hữu Nghĩa và rạch Cầu Bông đã bị các nhà dân lấn chiếm gây thu hẹp dòng chảy, nước thải sinh hoạt, chất thải sinh hoạt được thải trực tiếp xuống rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước cũng như không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân cũng như mỹ quan đô thị.

Kết quả quan trắc chất lượng nước trên rạch Cầu Bông và rạch Bùi Hữu Nghĩa của Sở TN&MT thì nhiều chỉ tiêu về BOD5, COD,  Coliform… đã vượt rất nhiều lần và không thể sử dụng vào bất cứ mục đích nào.

Bà Lê Thị Yến, phường 15, quận Bình Thạnh bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường của con rạch và mong muốn chính quyền thành phố sớm có biện pháp cải tạo

Bà Lê Thị Yến, phường 15, quận Bình Thạnh bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường của con rạch và mong muốn chính quyền thành phố sớm có biện pháp cải tạo

Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Yến, phường 15, quận Bình Thạnh, sinh sống gần rạch Bùi Hữu Nghĩa  bức xúc cho biết: “Hôi thối không chịu được, ngày mưa  hay triều cường, nước dâng lên kéo theo bao nhiêu thứ rác bẩn thỉu; ngày nắng thì mùi hôi thối của rác thải bốc lên cả vào trong nhà; ruồi muỗi thì quanh năm suốt tháng…không thể chịu được”.

Suốt nhiều năm qua, bà Yến và nhiều  người dân sinh sống gần khu vực những tuyến rạch ô nhiễm đều mong muốn Thành phố có các biện pháp cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, hàng chục hộ dân lấn chiếm, dựng nhà ở trên 2 tuyến rạch này thì lại “chấp nhận” sống chung với ô nhiễm, nếu cải tạo rạch thì họ sẽ bị di dời nhà cửa đi nơi khác.

Tổng lực “cứu” rạch đen

Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường một cách chính xác, toàn diện trên toàn tuyến rạch xuyên tâm (rạch Lăng, rạch cầu Sơn, rạch Long Vân Tự, rạch cầu Bông, rạch Bùi Hữu Nghĩa), Sở TN&MT  đã phê duyệt chủ trương thực hiện chương trình “Mở rộng 02 vị trí quan trắc chất lượng nước sông và mở rộng 10 vị trí quan trắc chất lượng nước kênh trên địa bàn TP.HCM” và sẽ thực hiện công tác quan trắc định kỳ từ tháng 6/ 2016. Trong đó, tuyến rạch xuyên tâm được xem là trọng tâm với 06 vị trí quan trắc định kỳ, thường xuyên với tần suất 01 lần/tháng vào 2 thời điểm nước lớn và nước ròng.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết:  Sắp tới, Sở sẽ  chủ trì hoặc phối hợp với UBND quận Bình Thạnh tổ chức các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường, đặc biệt bảo vệ môi trường ở các kênh rạch trên địa bàn quận. Rà soát hiện trạng sử dụng đất; điều tra, thống kê các cơ sở sản xuất trên toàn tuyến rạch xuyên tâm và rạch Bùi Hữu Nghĩa; thực hiện quan trắc định kỳ, thường xuyên; mở rộng phủ kín các vị trí quan trắc trên hệ thống rạch xuyên tâm.

Công nhân vệ sinh môi trường tiến hành vớt rác trên rạch Cầu Sơn

Công nhân vệ sinh môi trường tiến hành vớt rác trên rạch Cầu Sơn

Đối với  Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, trước mắt để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy trên các tuyến rạch, sẽ thực hiện công tác nạo vét khai thông dòng chảy.  Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác phát quang, phun thuốc diệt muỗi trên toàn tuyến rạch.

Đồng thời, Sở TN&MT đã đề nghị UBND quận Bình Thạnh tổ chức thực hiện vận động người dân sinh sống ven kênh cam kết không xả rác, chất thải xuống kênh rạch, kết nối hệ thống nước thải sinh hoạt với hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt chung của thành phố; tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt nghiêm minh các trường hợp xả rác, chất thải chưa qua xử lý xuống kênh rạch;  xử lý nghiêm minh, buộc tháo dỡ, khôi phục hiện trạng đối với các trường hợp lấn chiếm kênh rạch.

Khơi thông dòng chảy trên rạch Bùi Hữu Nghĩa

Khơi thông dòng chảy trên rạch Bùi Hữu Nghĩa

Sở TN&MT cũng kiến nghị UBND Thành phố ưu tiên chỉ đạo thực hiện dự án nạo vét, khơi thông, mở rộng dòng chảy theo hướng kênh hở trên suốt tuyến rạch nhằm kết nối liên tục giữa kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và sông Vàm Thuật, sông Sài Gòn. Từ đó tạo sự tiêu thoát nước tốt, giảm nguy cơ ngập úng cho toàn khu vực.  Giao Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố phục hồi kết nối giữa rạch Xuyên Tâm và rạch Văn Thánh nhằm tăng cường khả năng tiêu thoát nước.

Thành phố cần di dời các nhà trên sông, chỉnh trang, cải tạo cảnh quan đô thị trên toàn tuyến rạch theo hướng thân thiện với môi trường như tăng cường mảng xanh, giảm thiểu bê tông hóa, giữ lại các diện tích mặt nước lớn nhằm tạo hồ điều tiết.

Riêng đối với rạch Bùi Hữu Nghĩa,  mới đây, UBND TP.HCM đã có chủ trương sẽ thay thế bằng cống hộp để đẩy nhanh được tiến độ chỉnh trang đô thị cũng như giảm ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người dân.

Theo Báo tài nguyên môi trường

  •  
Các tin khác

Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.

Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.