Nổ khí từ cống thoát nước làm hỏng đường Hoàng Sa

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/6/2013 | 11:16:52 Sáng

Ngày 31-5, thanh tra Sở Giao thông vận tải, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 - TP.HCM kiểm tra hố ga trên đường Hoàng Sa (P.Tân Định, Q.1) sau khi xảy ra vụ nổ khí vào chiều 29-5 từ lòng cống thoát nước làm nứt mặt đường một đoạn khoảng 10m.

Sự việc cũng làm khung bêtông và nắp hố ga bị trồi lên mặt đường khoảng 5cm.

Theo cán bộ Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, việc kiểm tra này nhằm xác định trách nhiệm các đơn vị thi công hố ga có làm đúng thiết kế hay không. Trường hợp đã làm đúng thiết kế, khu sẽ yêu cầu Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường TP -chủ đầu tư dự án - kiểm tra lại hồ sơ kỹ thuật lắp đặt toàn bộ hệ thống cống thoát nước có bảo đảm an toàn về khí nén chưa.

Ông Nguyễn Bật Hận - phó thanh tra Sở Giao thông vận tải TP - cho biết đây là vụ thứ ba kiểm tra công trình để xác định trách nhiệm của Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường TP, Công ty tư vấn quốc tế CDM (Hoa Kỳ) - đơn vị tư vấn giám sát thi công - và nhà thầu thi công TMEC-CHEC 3 (Trung Quốc).

Trước đó, ngày 28 và 29-5 thanh tra Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra hai vụ lún sụt mặt đường Trường Sa để xác định trách nhiệm của các đơn vị thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.

N.ẨN (Tuổi trẻ Ngày 31/5/2013)

  •  
Các tin khác

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2025.

Cũng ống dò, ống nghe đeo tai, cũng bắt mạch, siêu âm, thăm khám, hội chẩn như bác sĩ, nhưng họ không chữa bệnh, mà đêm đêm lại rong ruổi trên nhiều nẻo đường ở TPHCM tìm bệnh cho những ống nước dưới lòng đất.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…